Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Tĩnh

Luận văn Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Tĩnh được hoàn thành với mục tiêu là phân tích đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Tĩnh để từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng trong thời gian tới.

Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Tĩnh

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Tĩnh tuy mới thành lập nhưng trong suốt quá trình hoạt động đã luôn chú trọng đến công tác thẩm định. CBTĐ khi có dự án phải trực tiếp thẩm định để từ đó đưa ra đánh giá cho từng món vay và giúp Ban lãnh đạo có quyết định trong việc cho vay, giúp cho Ngân hàng giảm bớt các rủi ro trong hoạt động cho vay. Bên cạnh những đóng góp của công tác thẩm định đối với hoạt động cho vay thì công tác thẩm định tại Ngân hàng còn phát sinh những tồn tại cần tháo gỡ. 

Nhận thấy vai trò và ý nghĩa của công tác thẩm định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tôi đã chọn đề tài: “Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập tốt nghiệp của mình tại Ngân hàng

1.2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Tĩnh để từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Tĩnh

Phạm vi nghiên cứu:

  • Không gian nghiên cứu: Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh.
  • Thời gian nghiên cứu: số liệu từ 2013-2015 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu 

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng 

  • Dự án đầu từ và thẩm định dự án đầu tư tại NHTM 
  • Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 

2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Tĩnh

  • Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Hà Tĩnh
  • Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Hà Tĩnh
  • Đánh giá chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sacombank chi nhánh Hà Tĩnh 

2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Tĩnh

  • Kế hoạch phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Tĩnh
  • Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tin chi nhánh Hà Tĩnh

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận 

Hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Hà Tĩnh ngày càng hiệu quả và phát triển mạnh hơn. Giúp nâng cao thương hiệu và uy tín cho Ngân hàng. Đồng thời giúp cho chủ đầu tư không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. 

Tùy còn một số tồn tại và hạn chế nhưng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Tĩnh luôn tiếp tục chấn chỉnh quyết liệt các mặt hoạt động, cải thiện công tác kinh doanh. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản vẫn còn rất nhiều khó khăn thử thách. Nhưng Chi nhánh vẫn bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, cùng những chính sách ưu đãi về lãi suất nên đã tạo được lòng tin cho khách hàng, thu hút được các nhà đầu tư tham gia vay vốn.

3.2 Kiến nghị

Đối với Ngân hàng Nhà nước

  • Hoàn thiện và phát triển hệ thống tín dụng (CIC) tại địa phương để cung cấp thông tin cho các NHTM. 
  • Ngân hàng Nhà nước cần ban hành một quy trình thẩm định tài chính cho từng loại dự án cụ thể phù hợp với thực tiền Việt Nam đồng thời hòa nhập dần với thông lệ quốc tế. 

Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

  • Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ đồng thời thường xuyên cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau cũng như bảo đảm tính chính xác, tin cậy, kịp thời của các nguồn thông tin. 
  • Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho các CBTĐ trong toàn hệ thống Ngân hàng, làm định hướng cho các hoạt động của chi nhánh.

Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tin chi nhánh Hà Tĩnh

  • Nên tìm hiểu và nắm vững địa bàn, điều này giúp cho chuyên viên thẩm định tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. 
  • Đề cao đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là chuyên viên thẩm định. Bởi một nhân viên tha hóa có thể làm sai lệch kết quả thẩm định cũng như dẫn đến những tổn thất to lớn cho Ngân hàng. 

Đối với chủ đầu tư (khách hàng vay vốn)

  • Chủ đầu tư cần trung thực, khách quan trong việc cung cấp thông tin cho chi nhánh. 
  • Chủ đầu tư cần nâng cao chất lượng của công tác lập DAĐT
  • Chủ đầu tư cần phối hợp với Chi nhánh trước, trong và sau khi ký hợp đồng tín dụng. 

4. Tài liệu tham khảo

Th.s Hồ Tú Linh (2014), Bài giảng Kinh tế đầu tư, trường Đại học Kinh tế Huế

Th.s Mai Chiếm Tuyến (2012), Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư, trường Đại học kinh tế Huế

TS. Lê Nữ Minh Phương (2013), giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư

Th.s Hồ Tú Linh (2014), Bài giảng Quản trị dự án

TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản Tài Chính 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế trên ---

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM