Bệnh teo cơ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Teo cơ là tình trạng xảy ra khi bạn không vận động, sử dụng các cơ trong thời gian dài. Thông thường, những người gặp chấn thương ở chân hay tay hoặc có bệnh ảnh hưởng đến các khu vực này thường rất ngại vận động. Triệu chứng điển hình của teo cơ là một bên tay/chân sẽ nhỏ hơn bên còn lại. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh teo cơ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về teo cơ

Teo cơ là tình trạng xảy ra khi bạn không vận động, sử dụng các cơ trong thời gian dài. Thông thường, những người gặp chấn thương ở chân hay tay hoặc có bệnh ảnh hưởng đến các khu vực này thường rất ngại vận động. Triệu chứng điển hình của teo cơ là một bên tay/chân sẽ nhỏ hơn bên còn lại.

Nếu nghĩ mình mắc teo cơ, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, teo cơ có thể đảo ngược nhờ vào chế độ ăn phù hợp, tập luyện hoặc vật lý trị liệu.

2. Triệu chứng teo cơ

Bạn có thể mắc teo cơ nếu:

Một tay hoặc chân nhỏ hơn nhiều so với bên còn lại Tay chân trở nên yếu Không vận động trong thời gian rất dài

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nghĩ rằng mình bị teo cơ hoặc không thể di chuyển tay chân bình thường. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

3. Nguyên nhân teo cơ

Một số nguyên nhân có thể gây teo cơ như:

Chế độ dinh dưỡng kém

Chế độ dinh dưỡng kém có thể góp phần gây ra nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm teo cơ. Đặc biệt, một chế độ ăn ít protein không mỡ (lean protein), trái cây và rau củ quả sẽ làm giảm lượng cơ.

Bệnh teo cơ liên quan đến suy dinh dưỡng có thể do một số tình trạng sức khỏe làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, như:

Hội chứng ruột kích thích Bệnh Celiac Ung thư

Hội chứng suy mòn (cachexia) là một tình trạng trao đổi chất phức tạp gây teo cơ và sụt cân nghiêm trọng. Hội chứng này có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác, chẳng hạn như ung thư, HIV, đa xơ cứng. Những người mắc phải hội chứng suy mòn thường giảm cảm thèm ăn và sụt cân không chủ ý, mặc dù họ bổ sung rất nhiều calo.

Tuổi tác

Khi càng lớn tuổi, cơ thể sẽ sản xuất ít protein để thúc đẩy cơ bắp phát triển. Điều này sẽ khiến các tế bào co lại, gây ra tình trạng thiểu cơ. Theo các chuyên gia, thiểu cơ ảnh hưởng đến 1/3 những người trên 60 tuổi. Bên cạnh giảm cơ, thiểu cơ có thể gây ra các triệu chứng sau:

Yếu cơ Giữ thăng bằng kém Khó di chuyển Sức bền giảm

Giảm cơ có thể là một kết quả tất yếu của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ khiến bạn bị chấn thương hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Di truyền

Teo cơ tủy sống là một rối loạn di truyền gây mất các tế bào thần kinh vận động và teo cơ. Bệnh teo cơ tủy sống có rất nhiều dạng, bao gồm:

Teo cơ tủy sống liên quan đến nhiễm sắc thể 5: tình trạng này xảy ra do đột biến gen SMN1 ở nhiễm sắc thể 5. Các đột biến dẫn đến thiếu hụt các tế bào thần kinh vận động. Thông thường, loại teo cơ tủy sống này xuất hiện ở trẻ em, nhưng cũng có thể bất cứ thời điểm nào trong đời. Teo cơ tủy sống không liên quan đến nhiễm sắc thể 5: loạn dưỡng cơ là một nhóm các tình trạng tiến triển gây mất khối lượng và yếu cơ. Bệnh xảy ra khi một gien tham gia sản xuất protein bị đột biến. Một số người có thể mắc bệnh khi thừa hưởng gien đột biến từ bố mẹ, nhưng cũng có người mắc bệnh do các gien tự đột biến.

Các tình trạng sức khỏe

Các bệnh và tình trạng sức khỏe mạn tính có thể góp phần gây ra teo cơ như:

Xơ cứng cột bên teo cơ ALS: bệnh gồm nhiều loại khiến các tế bào thần kinh vận động kiểm soát cơ bắp tổn thương. Đa xơ cứng: tình trạng mạn tính này xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công hệ thần kinh trung ương, gây viêm ở các sợi thần kinh. Viêm khớp: viêm khớp liên quan đến tình trạng viêm ở khớp, gây đau và cứng khớp. Viêm khớp có thể hạn chế nghiêm trọng khả năng vận động của người bệnh, dẫn đến teo cơ. Viêm cơ: tình trạng này gây đau và yếu cơ. Bạn có thể bị viêm cơ do nhiễm virus hoặc do hậu quả của các bệnh tự miễn. Bại liệt: bệnh truyền nhiễm này sẽ tấn công hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng giống bệnh cúm và gây liệt người vĩnh viễn.

Vấn đề về thần kinh

Một số chấn thương hoặc tình trạng có thể làm tổn thương các dây thần kinh kiểm soát cơ, dẫn đến teo cơ thần kinh.

Khi tình trạng này phát triển, các cơ ngừng co bóp vì chúng không còn nhận được tín hiệu từ dây thần kinh.

4. Chẩn đoán và điều trị teo cơ

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán teo cơ?

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, các chấn thương gần đây, tình trạng sức khỏe và các loại thuốc bạn đang dùng. Để giúp bác sĩ nhanh xác định được bệnh, bạn cần mô tả chi tiết các triệu chứng mà mình mắc phải.

Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán và loại trừ các bệnh nhất định, bao gồm:

Xét nghiệm máu Chụp X-quang Chụp MRI Chụp CT Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh Sinh thiết thần kinh hoặc cơ Điện cơ

Bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên môn để điều trị, tùy thuộc vào kết quả các xét nghiệm.

Những phương pháp nào giúp điều trị teo cơ?

Các phương pháp điều trị teo cơ rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ mất cơ và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.

Việc điều trị các vấn đề sức khỏe gây teo cơ sẽ giúp làm chậm quá trình mất cơ. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm các bài thể dục và bài tập kéo giãn cụ thể với mục đích ngăn ngừa tình trạng bất động. Vật lý trị liệu mang lại những lợi ích sau đây cho người bị teo cơ:

Phòng ngừa tình trạng bất động cơ Tăng cường sức mạnh cơ bắp Cải thiện tuần hoàn máu Giảm co cứng cơ

Kích thích điện chức năng

Kích thích điện chức năng (FES) là một phương pháp điều trị hiệu quả cho teo cơ. Bác sĩ sẽ sử dụng các xung điện để kích thích sự co cơ ở các cơ bị ảnh hưởng.

Trong thủ thuật này, bạn sẽ được gắn các điện cực vào một chi bị teo. Các điện cực truyền một dòng điện, kích hoạt chuyển động ở chi.

Liệu pháp siêu âm hội tụ

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa các chùm năng lượng siêu âm đến các khu vực cụ thể trong cơ thể để kích thích các cơn co thắt trong mô cơ bị teo.

Tuy nhiên, công nghệ mới lạ này đang trong giai đoạn phát triển và chưa bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể cải thiện chức năng cơ ở những người bị teo cơ liên quan đến tình trạng thần kinh, chấn thương hoặc suy dinh dưỡng.

5. Kiểm soát teo cơ

Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát bệnh teo cơ?

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về chế độ dinh dưỡng phù hợp và thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp nếu cần thiết, chẳng hạn như:

Bổ sung protein để giúp xây dựng và duy trì các mô cơ Bổ sung đủ lượng calo hàng ngày Bổ sung các chất béo có lợi từ các loại hạt, dầu cá, dầu oliu và các loại hạt.

Một chương trình tập thể dục có thể giúp điều trị teo cơ. Các bài tập bao gồm những bài được thực hiện trong bể bơi để giảm khối lượng công việc cơ bắp và phục hồi chức năng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh teo cơ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM