TCVN 8297:2018 tiêu chuẩn công trình thủy lợi đập đất đầm nén
TCVN 8297:2018 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn cùng tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8297:2018
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulics structures - Compacted earth fill dam - Construction and acceptance
Lời nói đầu
TCVN 8297:2018 thay thế TCVN 8297.
TCVN 8297:2018 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulics structures - Compacted earth fill dams - Construction and acceptance
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với công tác thiết kế biện pháp thi công, tổ chức thi công, thi công và nghiệm thu (xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp) đập đất thi công bằng phương pháp đầm nén.
1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công tác thi công và nghiệm thu công trình đắp đất bằng phương pháp bồi lắng, phương pháp đổ đất trong nước, các đập vùng triều, đập quây, đập bồi có tính chất thời vụ.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- TCVN 4447 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu;
- TCVN 8216 Công trình thủy lợi - Thiết kế đập đất đầm nén;
- TCVN 8224 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế mặt bằng địa hình;
- TCVN 8225 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình;
- TCVN 8477 Công trình thủy lợi - Thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
- TCVN 8479 Công trình đê, đập - Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử mối gây hại;
- TCVN 8645 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt xi măng vào nền đá;
- TCVN 8731 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ thấm nước của đất bằng thí nghiệm đổ nước trong hố đào và trong hố khoan tại hiện trường;
- TCVN 9154 Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán đường hầm thủy lợi;
- TCVN 9160 Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế dẫn dòng trong xây dựng;
- TCVN 9161 Công trình thủy lợi - Khoan nổ mìn đào đá - Phương pháp thiết kế, thi công và nghiệm thu;
- TCVN 9162 Công trình thủy lợi - Đường thi công - Yêu cầu thiết kế.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Đập đất (Earth fill dam)
Đập được xây dựng bằng các loại đất (kể cả các loại đá phong hóa hoàn toàn, phong hóa mạnh) có tác dụng dâng nước và giữ nước nhưng không cho phép đề nước tràn qua.
3.2
Đập đất đầm nén (Compacted earth fill dam)
Đập đất được thi công bằng phương pháp đầm nén.
3.3
Phân đợt thi công (Distribution phase of construction)
Phân định các đợt thi công phù hợp với tiến độ chung của công trình, sơ đồ dẫn dòng thi công và yêu cầu về khai thác vận hành.
3.4
Phân đoạn thi công (Construction segment)
Phân đoạn (khu vực) thi công trong các đợt trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đẩy nhanh tiến độ.
4 Yêu cầu kỹ thuật chung
4.1 Nhà thầu tư vấn thiết kế cần xác định rõ điều kiện và phương pháp thi công, thời gian xây dựng hợp lý phù hợp với hiệu quả khai thác, khả năng cung ứng lao động, vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, giao thông thủy bộ và nguồn lực tự nhiên trong khu vực xây dựng công trình để thiết kế tổ chức và biện pháp xây dựng.
4.2 Khi thiết kế tổ chức và biện pháp xây dựng công trình cần chú ý đến việc khảo sát vật liệu đắp từ các mỏ, tận dụng triệt để vật liệu đào móng, tính toán cân bằng khối lượng khai thác và tận dụng để đắp đập nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công trình.
4.3 Thiết kế phân đợt, phân đoạn thi công tránh tạo ra khe liên thông từ thượng lưu xuống hạ lưu. Khi bố trí vùng gia tải hạ lưu để tăng cường ổn định thì phải coi nó như một bộ phận của mặt cắt đập chính thức.
4.4 Khi phải tiến hành phân đợt đắp đập theo mặt cắt vượt lũ thì việc bảo vệ mặt thượng lưu của đập đắp dở dang phải được thực hiện tương ứng với các điều kiện về ngăn dòng và tích nước. Cao trình đắp đập theo giai đoạn thi công được xác định bởi các điều kiện về ngăn dòng và tích nước ở từng thời kỳ. Việc phân chia mặt cắt đập theo giai đoạn thi công được xác định dựa vào: điều kiện địa chất, tiến độ xây dựng tổng thể, điều kiện phòng lũ, khai thác dòng chảy và tình trạng sử dụng vật liệu đắp.
4.5 Thi công đắp đập nhiều khối phải đảm bảo sao cho vật liệu của các khối đắp khác nhau không xâm nhập vào nhau.
4.6 Có phương án hoàn trả phù hợp cho mặt bằng xây dựng công trình tạm và các mỏ vật liệu xây dựng ngay sau khi hoàn thành việc khai thác đối với các khu vực không nằm trong phạm vi ngập của lòng hồ.
4.7 Trước khi thi công, nhà thầu xây dựng phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế, điều kiện thực tế của công trình và những quy định trong tiêu chuẩn này để lập thiết kế biện pháp, quy trình, tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục và tổng thể công trình trình chủ đầu tư phê duyệt.
4.8 Trong quá trình thi công, nhà thầu xây dựng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đề ra trong hồ sơ thiết kế và các quy định trong tiêu chuẩn này. Nếu phát hiện thấy những vấn đề có ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc giảm hiệu ích của công trình và nếu hồ sơ thiết kế có những chỗ chưa phù hợp với điều kiện thực tế của công trình thì phải cùng với nhà thầu tư vấn giám sát kiến nghị với chủ đầu tư để có những xử lý thích đáng. Trong thời gian chờ đợi, nhà thầu xây dựng cần có những biện pháp ngăn ngừa không để tác hại xảy ra.
5 Đo đạc trước, trong và sau khi thi công
5.1 Trước khi thi công, chủ đầu tư cùng với nhà thầu tư vấn thiết kế phải bàn giao cho nhà thầu xây dựng các tài liệu về địa hình được phê duyệt có liên quan đến việc thi công như: các bản đồ địa hình của khu vực công trường, điểm khống chế mặt bằng, tọa độ của các điểm khống chế cao độ, các cọc mốc định vị: Đập (tim đập, đường viền chân đập), các hạng mục công trình khác trong cụm công trình đầu mối (tim của cống lấy nước, cống xả đáy, tràn, tuy nen), các mỏ vật liệu và các hạng mục khác có liên quan.
Trước khi bàn giao tài liệu địa hình, chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế cùng nhà thầu xây dựng phải tiến hành kiểm tra lại cọc mốc, lưới khống chế trên thực địa. Nhà thầu tư vấn thiết kế có trách nhiệm bổ sung những chỗ thiếu sót, khôi phục lại các cọc mốc bị mất hoặc hư hỏng.
5.2 Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình do nhà thầu tư vấn khảo sát thực hiện trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư cung cấp, nhà thầu xây dựng lập mới hệ thống lưới khống chế mặt bằng và cao độ địa hình riêng để phục vụ công tác xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật để lập các lưới khống chế tuân thủ theo TCVN 8224 và TCVN 8225.
5.3 Các điểm khống chế mặt bằng, cao độ và tim tuyến phải bố trí vào các vị trí sau:
1) Phía ngoài đường viền của hố móng công trình để không trở ngại cho thi công, đo dẫn thuận tiện, dễ bảo vệ, ổn định, không bị ảnh hưởng biến dạng lún của đập;
2) Trên nền đá hoặc đất cứng ổn định, không bị ngập nước;
3) Tại vị trí không bị ảnh hưởng bởi sự phá hoại của nổ mìn (nếu có) trong suốt quá trình thi công.
5.4 Các điểm khống chế mặt bằng và cao độ phải được ký hiệu, vẽ sơ đồ, bảo vệ trong suốt quá trình thi công, kiểm tra hiệu chỉnh hàng năm, mỗi năm đo kiểm tra lại từ một đến hai lần. Khi nghiệm thu và bàn giao công trình cho cơ quan quản lý phải bao gồm cả việc bàn giao các điểm khống chế này.
5.5 Đối với đập từ cấp II trở lên, nhà thầu xây dựng phải bố trí tối thiểu hai mốc cấp I để xác định tim đập và cùng với các mốc khống chế khác để kiểm tra vị trí, cao độ đối với các công trình nằm trong đập. Mốc được đúc bằng bê tông và ghi cao độ ở tim mốc, đánh dấu tim bằng sơn đỏ.
5.6 Các bước xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công:
1) Đo mặt cắt dọc: Đặt cọc mốc dọc theo đường tim đập, khoảng cách cọc mốc nên dùng số chẵn, tốt nhất là từ (20 đến 40) m. Ở sườn dốc hai đầu đập và những đoạn có địa hình thay đổi lớn thì nên rút ngắn khoảng cách của các cọc mốc lại để thể hiện địa hình được chính xác hơn;
2) Đo mặt cắt ngang: Cần tiến hành đo mặt cắt ngang ở những vị trí tương ứng với các cọc mốc đã đóng trên đường tim đập khi đo mặt cắt dọc. Phạm vi đo mặt cắt ngang nên vượt ra khỏi đường viền chân đập khoảng 20 m mỗi bên;
3) Trước khi xử lý nền đập và tiến hành đắp đất phải cắm mốc giới hạn cần xử lý, mốc đường viền chân đập. Khi cắm phải dựa theo địa hình sau khi đã xử lý xong nền đập, nên đóng cọc làm dấu cách giới hạn khi xử lý nền và đường viền chân đập một khoảng cách phù hợp đảm bảo không bị phủ lấp hoặc đào mất trong quá trình thi công.
5.7 Trong quá trình thi công, nhà thầu xây dựng phải định kỳ đo đạc và vẽ trên bản vẽ mặt cắt (dọc và ngang) vị trí các khối vật liệu khác nhau đã được đắp trong thân đập. Sau khi hoàn thành công tác đắp đập phải định kỳ đo đạc và vẽ trên bản vẽ mặt cắt để xác định độ lún của đập, từ đó quyết định thời điểm phù hợp để thi công các hạng mục trên đỉnh đập (tường chắn sóng, bảo vệ đỉnh đập).
Đối với công trình từ cấp II trở lên, sau mỗi giai đoạn thi công cần lập bình đồ và các mặt cắt phần công trình đã thi công để làm tài liệu cho việc thi công tiếp và điều chỉnh hồ sơ thiết kế (nếu cần thiết).
5.8 Nhà thầu xây dựng phải có cán bộ chuyên trách làm công tác đo đạc. Trong quá trình thi công phải tiến hành kiểm tra định kỳ và bất thường các cọc mốc khống chế, nếu phát hiện có sai số phải tiến hành đo đạc để hiệu chỉnh ngay.
5.9 Các cán bộ trực tiếp thi công ở hiện trường phải nắm rõ vị trí các cọc mốc để làm cơ sở đo đạc hàng ngày và có biện pháp bảo vệ, giữ gìn để tránh mất mát, sai lệch.
5.10 Tất cả các tài liệu đo đạc ghi chép về cọc mốc, định tuyến, các kết quả tính toán, các bản đồ đều phải chỉnh lý kịp thời, phân loại, đánh số, sắp xếp theo quy định của tài liệu lưu trữ và phải bảo quản cẩn thận.
6. Tổng mặt bằng thi công
6.1 Bố trí tổng mặt bằng thi công
6.1.1 Tổng mặt bằng thi công bao gồm mặt bằng khu đất được cấp để xây dựng và các mặt bằng lân cận khác mà trên đó bố trí các công trình sẽ được xây dựng, thiết bị xây dựng, các công trình phụ trợ, xưởng sản xuất, kho bãi, nhà ở và nhà làm việc, đường thi công, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước và các hạng mục khác (nếu cần thiết) dùng để phục vụ cho công tác xây dựng và đời sống của người lao động trên công trường.
6.1.2 Trước khi thi công đắp đập hoặc các đoạn đập phải tiến hành xây dựng xong tổng mặt bằng thi công phù hợp, đáp ứng yêu cầu thi công của từng thời đoạn tương ứng.
6.2 Đường thi công và vận chuyển vật liệu
6.2.1 Mạng lưới đường thi công (đường công trường) bao gồm:
1) Đường ngoài công trường: Là đường nối công trường với mạng lưới giao thông công cộng hiện có.
2) Đường trong phạm vi công trường: Là mạng lưới giao thông trong phạm vi công trường (còn được gọi là đường nội bộ).
6.2.2 Ngoài mạng lưới đường bộ, tùy theo quy mô, đặc điểm của từng công trình có thể bố trí cả đường sắt, đường thủy hoặc cả hai.
6.2.3 Khi bố trí đường vận chuyển đất trong nội bộ công trường nên tuân thủ các quy tắc sau đây:
1) Kết hợp tối đa đường tạm thời với đường quản lý sau này;
2) Hạn chế giao cắt trên mặt bằng;
3) Đường luôn luôn nằm trên mực nước lũ, không được cản đường thoát lũ, phải có đầy đủ công trình thoát nước dọc và ngang (rãnh tiêu nước hai bên đường, cầu, cống), khi cần thiết có thể làm ngầm;
4) Phải có hệ thống chiếu sáng khi thi công ban đêm;
5) Phải tổ chức lực lượng duy tu bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo nền đường ổn định và mặt đường bằng phẳng trong suốt quá trình thi công.
6.2.4 Thiết kế đường thi công thực hiện theo TCVN 9162. Nếu đường thi công kết hợp làm đường giao thông thì ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn nêu trên còn phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy định của ngành giao thông.
6.2.5 Trước khi thi công đắp đập hoặc các đoạn đập phải tiến hành xây dựng xong đường thi công tương ứng, đáp ứng yêu cầu thi công.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 8297:2018 ----
Tham khảo thêm
- doc QCVN 17:2018/BXD quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo
- doc QCVN 13:2018/BXD quy chuẩn về gara ô-tô
- doc QCVN 08:2018/BXD quy chuẩn công trình tàu điện ngầm
- doc QCVN 09:2017/BXD quy chuẩn công trình xây dựng sử dụng năng lượng
- doc TCVN 7218:2018 về kính tấm xây dựng, kính nổi, yêu cầu kỹ thuật
- doc TCVN 7219:2018 về kính tấm xây dựng - phương pháp xác định kích thước và khuyết tật ngoại quan
- doc TCVN 8478:2018 về khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế
- doc TCVN 12603:2018 di tích kiến trúc nghệ thuật - thi công và nghiệm thu phần nề ngõa
- doc TCVN 12393:2018 tiêu chuẩn về bê tông cốt sợi
- doc TCVN 12392-2:2018 tiêu chuẩn về sợi cho bê tông cốt sợi - phần 2: sợi polyme
- doc TCVN 12392-1:2018 tiêu chuẩn về sợi cho bê tông cốt sợi - phần 1: sợi thép
- doc TCVN 12394:2018 tiêu chuẩn về hỗn hợp bê tông sản xuất theo phương pháp định lượng thể tích
- doc TCVN 12209:2018 tiêu chuẩn về bê tông tự lèn
- doc TCVN 12208:2018 tiêu chuẩn về cốt liệu cho bê tông cản xạ
- doc TCVN 11969:2018 cốt liệu lớn tái chế cho bê tông
- doc TCVN 12286:2018 tiêu chuẩn về công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đập ngầm
- doc TCVN 11322:2018 tiêu chuẩn về công trình thủy lợi - màng chống thấm hdpe
- doc TCVN 5574:2018 tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
- doc TCVN 4710:2018 tiêu chuẩn về sản phẩm chịu lửa
- doc TCVN 8477:2018 tiêu chuẩn về công trình thủy lợi
- doc TCVN 12588-2:2018 tiêu chuẩn về phụ gia dùng cho vữa và bê tông sử dụng cát biển và nước biển
- doc TCVN 12588-1:2018 tiêu chuẩn về phụ gia dùng cho vữa và bê tông sử dụng cát biển và nước biển