TCVN 6525:2018 tiêu chuẩn về thép cacbon tấm mỏng chất lượng kết cấu mạ kẽm và hợp kim kẽm

TCVN 6525:2018 hoàn toàn tương đương ISO 4998:2014.

TCVN 6525:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17, Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn cùng tham khảo 

TCVN 6525:2018 tiêu chuẩn về thép cacbon tấm mỏng chất lượng kết cấu mạ kẽm và hợp kim kẽm

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6525:2018

ISO 4998:2014

THÉP CACBON TẤM MỎNG CHẤT LƯỢNG KẾT CẤU MẠ KẼM VÀ HỢP KIM KẼM - SẮT NHÚNG NÓNG LIÊN TỤC

Continuous hot-dip zinc-coated and zinc-iron alloy-coated carbon steel sheet of structural quality

Lời nói đầu

TCVN 6525:2018 thay thế TCVN 6525:2008.

TCVN 6525:2018 hoàn toàn tương đương ISO 4998:2014.

TCVN 6525:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17, Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THÉP CACBON TẤM MỎNG CHẤT LƯỢNG KẾT CẤU ĐƯỢC MẠ KẼM VÀ HỢP KIM KẼM - SẮT NHÚNG NÓNG LIÊN TỤC

Continuous hot-dip zinc-coated and zinc-iron alloy-coated carbon steel sheet of structural quality

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép cacbon tấm mỏng chất lượng kết cấu được mạ kẽm và hợp kim kẽm - sắt nhúng nóng liên tục.

1.2  Sản phẩm được dự định sử dụng cho các ứng dụng trong đó độ bền chịu ăn mòn có tầm quan trọng bậc nhất.

1.3  Thép tấm mỏng được chế tạo theo một số mác, các khối lượng lớp mạ, các điều kiện đặt hàng và xử lý bề mặt.

1.4  Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại thép có chất lượng thương mại hoặc chất lượng kéo đã được cho trong TCVN 10355 (ISO 3575) [2].

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, nếu có.

  • TCVN 197-1 (ISO 6892-1), Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng.
  • TCVN 198 (ISO 7438), Vật liệu kim loại - Thử uốn.
  • TCVN 5878 (ISO 2178), Lớp phủ không từ trên chất nền từ - Đo chiều dày lớp phủ - Phương pháp từ.
  • TCVN 10310 (ISO 3497), Lớp phủ kim loại - Đo chiều dày lớp phủ - Phương pháp quang phổ tia X.
  • TCVN 10353:2014 (ISO 16163:2012), Thép lá mạ nhúng nóng liên tục - Dung sai kích thước và hình dạng.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Thép tấm mỏng mạ kẽm nhúng nóng liên tục (Continuous hot-dip zinc-coated steel sheet)

Sản phẩm thu được bằng mạ nhúng nóng các cuộn thép tấm mỏng cán nguội hoặc các cuộn thép tấm mỏng cán nóng đã qua tẩy gỉ trên dây chuyền mạ kẽm liên tục.

3.2

Lớp mạ bình thường (Normal coating)

Lớp mạ được tạo thành do sự phát triển không hạn chế của các tinh thể kẽm trong quá trình đông cứng bình thường.

CHÚ THÍCH: Lớp mạ này có ánh kim loại và là loại thường được cung cấp cho các ứng dụng khác nhau. Lớp mạ được cung cấp có thể là S hoặc N; tuy nhiên, dạng bên ngoài của lớp mạ có thể thay đổi và không thích hợp cho sơn trang trí.

3.3

Lớp mạ có hoa kẽm ở mức tối thiểu (Minimized spangle coating)

Lớp mạ thu được bằng sự hạn chế quá trình tạo thành hoa kẽm bình thường trong quá trình đông cứng của kẽm.

CHÚ THÍCH: Sản phẩm này có sự không đồng đều ở mức nào đó ở dạng bên ngoài của bề mặt trong phạm vi một cuộn hoặc từ cuộn này đến cuộn khác.

3.4

Gia công tinh trơn nhẵn (Smooth finish)

Lớp mạ trơn nhẵn được tạo ra bằng gia công tinh lớp bề mặt (cán là) vật liệu có lớp mạ để đạt được trạng thái bề mặt có chất lượng cao hơn so với sản phẩm được mạ, phủ bình thường.

3.5

Lớp mạ hợp kim kẽm - sắt (Zinc-iron alloy coating)

Lớp mạ được tạo ra bằng quá trình xử lý thép tấm mỏng có lớp mạ kẽm sao cho lớp mạ được tạo thành trên kim loại nền gồm có các hợp kim kẽm - sắt.

CHÚ THÍCH: Sản phẩm này được ký hiệu là ZF, không có hoa kẽm, thường có dạng bên ngoài mờ đục và đối với một số ứng dụng, có thể thích hợp cho sơn ngay lập tức mà không cần xử lý thêm nữa, trừ sự làm sạch bình thường. Các lớp mạ hợp kim kẽm - sắt có thể bị nghiền thành bột trong quá trình tạo hình nặng.

3.6

Lớp mạ hai mặt khác nhau (Differential coating)

Lớp mạ có một ký hiệu khối lượng lớp mạ quy định trên một bề mặt và một ký hiệu khối lượng lớp mạ khác trên bề mặt kia.

3.7

Cán tinh lớp bề mặt (cán là) (Skin pass)

Cán nguội nhẹ thép tấm mỏng có lớp mạ kẽm.

CHÚ THÍCH: Mục đích của cán tinh lớp bề mặt (cán là) là để tạo ra một mức độ trơn nhẵn bề mặt cao hơn và do đó nâng cao chất lượng dạng bên ngoài của bề mặt. Cán tinh lớp bề mặt cũng tạm thời giảm tới mức tối thiểu sự xuất hiện một trạng thái bề mặt có ứng suất kéo căng (các đường Luders) hoặc tạo rãnh trong quá trình chế tạo tiếp theo. Cán tinh lớp bề mặt cũng điều chỉnh và cải thiện độ phẳng. Độ cứng sẽ tăng lên một chút và độ dai sẽ giảm đi một chút do quá trình cán tinh lớp bề mặt.

3.8

Lô (Lot)

50 tấn thép tấm mỏng hoặc ít hơn thuộc cùng một mác thép được cán tới cùng một chiều dày và cùng trạng thái lớp mạ.

4  Kích thước

4.1  Thép tấm mỏng chất lượng kết cấu có lớp mạ kẽm hoặc lớp mạ hợp kim kẽm - sắt được chế tạo theo các chiều dày từ 0,25 mm đến 5 mm sau khi phủ kẽm và các chiều rộng 600 mm và lớn hơn ở dạng cuộn và các đoạn cắt. Thép tấm mỏng có lớp mạ kẽm hoặc lớp mạ hợp kim kẽm - sắt có chiều rộng nhỏ hơn 600 mm có thể được cắt từ thép tấm mỏng rộng và cũng sẽ được xem là thép tấm mỏng.

CHÚ THÍCH: Có thể không sẵn có các chiều dày nhỏ hơn 0,4 mm đối với mác 220, 250, 280 và 320.

4.2  Chiều dày của thép tấm mỏng có lớp mạ kẽm và hợp kim kẽm - sắt có thể được quy định là sự kết hợp của kim loại nền và lớp mạ kim loại hoặc chỉ là chiều dày của kim loại nền. Khách hàng phải chỉ rõ trên đơn đặt hàng phương pháp quy định chiều dày được yêu cầu. Trong trường hợp khách hàng không chỉ rõ bất cứ sự ưu tiên nào về phương pháp quy định chiều dày thì sản phẩm sẽ được cung cấp với chiều dày là sự kết hợp của kim loại nền và lớp mạ. Phụ lục A mô tả các yêu cầu về quy định chiều dày chỉ là chiều dày của kim loại nền.

5  Điều kiện chế tạo

5.1  Thành phần hóa học

Thành phần hóa học (phân tích mẻ nấu) không được vượt quá các giá trị cho trong các Bảng 1 và Bảng 2. Theo yêu cầu, phải cung cấp báo cáo phân tích mẻ nấu cho khách hàng.

Khách hàng có thể tiến hành phân tích kiểm tra (phân tích sản phẩm) để xác minh các kết quả phân tích đã quy định đối với thép tấm mỏng bán thành phẩm hoặc thép tấm mỏng thành phẩm và phải quan tâm đến bất cứ sự không đồng nhất bình thường nào. Phương pháp lấy mẫu và các giới hạn sai lệch phải được thỏa thuận giữa các bên có liên quan tại thời điểm đặt hàng.

Dung sai cho phân tích sản phẩm phải phù hợp với các Bảng 2 và Bảng 3.

Các quá trình được sử dụng trong luyện thép và trong chế tạo thép tấm mỏng có lớp mạ kẽm, chất lượng kết cấu do nhà sản xuất tự quyết định. Khi có yêu cầu, khách hàng phải được thông báo về quá trình luyện thép được sử dụng.

Bảng 1 - Thành phần hóa học (phân tích mẻ nấu)

Thành phần theo khối lượng tính bằng %

Bảng 2 - Giới hạn cho các nguyên tố hóa học bổ sung

Thành phần theo khối lượng tính bằng %

Bảng 3 - Dung sai cho phân tích sản phẩm

Thành phần theo khối lượng tính bằng %

5.2  Cơ tính

Mác thép chất lượng kết cấu phải thỏa mãn cơ tính đã chỉ ra trong Bảng 4. Theo yêu cầu, phải cung cấp báo cáo về cơ tính cho khách hàng.

Bảng 4 - Cơ tính

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 6525:2018----

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM