TCVN 12518-1:2018 tiêu chuẩn về dây thép và các sản phẩm dây thép

TCVN 12518-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC17, Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN12518 (ISO 22034), Dây thép và các sản phẩm dây thép, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12518-1 (ISO 22034-1), Phần 1: Phương pháp thử chung;

- TCVN 12518-2 (ISO 22034-2), Phần 2: Dung sai kích thước dây.

Mời các bạn cùng tham khảo 

 

TCVN 12518-1:2018 tiêu chuẩn về dây thép và các sản phẩm dây thép

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12518-1:2018

ISO 22034-1:2007

DÂY THÉP VÀ CÁC SẢN PHẨM DÂY THÉP - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ CHUNG

Steel wire and wire products - Part 1: General test methods

Lời nói đầu

TCVN 12518-1:2018 hoàn toàn tương đương ISO 22034-1:2007.

TCVN 12518-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC17, Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN12518 (ISO 22034), Dây thép và các sản phẩm dây thép, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12518-1 (ISO 22034-1), Phần 1: Phương pháp thử chung;

- TCVN 12518-2 (ISO 22034-2), Phần 2: Dung sai kích thước dây.

DÂY THÉP VÀ CÁC SẢN PHẨM DÂY THÉP - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ CHUNG

Steel wire and wire products - Part 1: General test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử chung cho dây thép và các sản phẩm dây thép đã được gia công nguội, được ủ hoặc được tôi trong dầu và được ram và/hoặc có lớp phủ và có mặt cắt ngang không thay đổi (tròn hoặc tiết diện chuyên dùng). Các phương pháp thử chung bao gồm thử kéo, thử xoắn, thử uốn lại, thử quấn, thử uốn, thử xoắn hai chiều, thử nén, thử tẩm thực sâu, thử độ cứng, thử khả năng tôi cứng, thử mỏi, đo độ tròn và độ dịch chuyển giữa các đầu mút vòng dây, thử lão hóa nhân tạo, thử thoát cacbon, thử không phá hủy, thử độ hạt, thử sự thiên tích của kim loại, thử kiểm tra tạp chất phi kim loại và phân tích hóa học.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, nếu có.

  • TCVN 197-1 (ISO 6892-111)), Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng.
  • TCVN 256-1 (ISO 6506-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Brinell - Phần 1: Phương pháp thử.
  • TCVN 257-1 (ISO 6508-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T).
  • TCVN 1827 (ISO 7800), Vật liệu kim loại - Dây - Thử xoắn đơn.
  • TCVN 1826 (ISO 7801), Vật liệu kim loại - Dây - Thử uốn gập hai chiều.
  • TCVN 1825 (ISO 7802), Vật liệu kim loại - Dây - Thử quấn.
  • TCVN 4393 (ISO 643), Thép - Xác định độ lớn hạt bằng phương pháp kim tương.
  • TCVN 4398 (ISO 377), Thép và sản phẩm thép - Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu và mẫu thử cơ tính.
  • TCVN 4399 (ISO 404), Thép và sản phẩm thép - Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp.
  • TCVN 4507 (ISO 3887), Thép - Phương pháp xác định chiều sâu lớp thoát cacbon.
  • TCVN11235-1 (IS016120-1), Thép thanh cuộn không hợp kim để chế tạo dây - Phần 1: Yêu cầu chung.
  • ISO 4967, Steel - Determination of contest of non-metallic inclusion - Micrographic method using standard diagrams (Thép - Xác định hàm lượng của các tạp chất phi kim loại - Phương pháp chụp ảnh tổ chức tế vi khi sử dụng các biểu đồ tiêu chuẩn).
  • ISO 9649, Metallic materials - Wire - Reverse torsion test (Vật liệu kim bại - Dây thép - Thử xoắn hai chiều)
  • ISO/TR 9769, Steel and iron - Review of available methods of analysis (Thép và gang - Xem xét lại các phương pháp phân tích sẵn có)

3  Thử kéo

3.1 Quy định chung

Phải thực hiện thử kéo phù hợp với TCVN 197-1 (ISO 6892-1) ở nhiệt độ phòng.

3.2 Loại mẫu thử

Phải lựa chọn các mẫu thử phù hợp với TCVN 4398 (ISO 377) khi sử dụng toàn bộ mặt cắt ngang, nghĩa là các mẫu thử phải là các đoạn dây thép chưa qua gia công.

3.3 Chuẩn bị mẫu thử

Các mẫu thử phải được nắn thẳng một cách cẩn thận sao cho không gây ra hư hỏng, có sự tham chiếu TCVN 4398 (ISO 377) và TCVN 197-1 (ISO 6892-1).

3.4 Diện tích mặt cắt ngang

Sử dụng các kích thước thực của mẫu thử cho tính toán về kéo, nhưng cũng có thể sử dụng các kích thước danh nghĩa nếu các kích thước này được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc đơn đặt hàng. Đối với các dây thép tròn, có thể xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu từ khối lượng của một chiều dài đã biết và khối lượng riêng của dây.

3.5 Phương pháp cặp chặt mẫu thử

Khi thử nghiệm các đường kính nhỏ hơn (nhỏ hơn hoặc bằng 1 mm), các đầu mút của dây thép nên được quấn vòng quanh một thanh hoặc đĩa tròn và được kẹp chặt để tránh làm đứt dây trong vùng cặp chặt.

3.6 Thử kéo dây thép có nút

Thực hiện thử kéo dây thép có nút phù hợp với TCVN 197-1 (ISO 6892-1) với một nút đơn giản ở giữa mẫu thử.

4  Thử xoắn đơn giản

Phải thực hiện phép thử xoắn đơn giản phù hợp với TCVN 1827 (ISO 7800). Trong trường hợp có hư hỏng ban đầu. phải thực hiện thử lại (xem TCVN 4399 (ISO 404)). Khi có thể thực hiện được, phải tiến hành thử lại ở tốc độ (1 ± 0,2) vòng/s.

Khi cần phải biểu thị đặc trưng sự đứt gãy trong phép thử xoắn thì phải thực hiện dựa trên cơ sở của Bảng 1.

CHÚ THÍCH: Đối với dây thép có đường kính nhỏ, không thể phân biệt được giữa một số loại đứt gãy đã mô tả trong Bảng 1 (ví dụ, 2b và 3b).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 12518-1:2018 ----

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM