TCVN 12209:2018 tiêu chuẩn về bê tông tự lèn

TCVN 12209:2018 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn cùng tham khảo

TCVN 12209:2018 tiêu chuẩn về bê tông tự lèn

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12209:2018

BÊ TÔNG TỰ LÈN - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Self-compacting concrete - Specification and test method

Lời nói đầu

TCVN 12209:2018 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BÊ TÔNG TỰ LÈN - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Self-compacting concrete - Specification and test method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho bê tông tự lèn dùng để chế tạo các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  • TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
  • TCVN 3106:1993, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt.
  • TCVN 4116:1985, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 4506:2012, Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 5574, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 6882:2001, Phụ gia khoáng cho xi măng.
  • TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.
  • TCVN 8827:2011, Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa - Silica fume và tro trấu nghiền mịn.
  • TCVN 10302:2014, Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.
  • TCVN 10796:2015, Cát mịn cho bê tông và vữa.
  • TCVN 11586:2016, Xỉ hạt lò cao nghiền mịn cho bê tông và vữa xây dựng.
  • TCVN 12041:2017, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Các yêu cầu chung về thiết kế độ bền lâu và tuổi thọ trong môi trường xâm thực.
  • ASTM C494/C494M-2016, Standard specification for Chemical admixtures for concrete (Phụ gia hóa học cho bê tông - Yêu cầu kỹ thuật).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Bê tông tự lèn (Self-compacting concrete) - BTTL

Loại bê tông mà ở trạng thái hỗn hợp có thể tự chảy và tự lèn chặt do khối lượng bản thân, có khả năng điền đầy khuôn kể cả khi có cốt thép dày đặc, v.v...nhưng vẫn duy trì được độ đồng nhất.

3.2

Độ chảy loang (Slump-flow)

Đường kính trung bình của hỗn hợp BTTL khi chảy loang từ côn đo độ sụt tiêu chuẩn.

3.3

Thời gian chảy loang (Slump-flow time)

Thời gian chảy loang của hỗn hợp BTTL đạt tới đường kính 500 mm khi thử theo côn đo độ sụt tiêu chuẩn.

3.4

Thời gian chảy qua phễu V (V-funnel flow time)

Thời gian để một khối lượng nhất định hỗn hợp BTTL chảy hết qua đáy của phễu V.

3.5

Khả năng điền đầy (Filling ability)

Khả năng hỗn hợp BTTL chảy và điền đầy toàn bộ không gian trong khuôn do khối lượng bản thân.

3.6

Khả năng chảy qua (Passing ability)

Khả năng hỗn hợp BTTL chảy qua các khoảng hẹp (ví dụ như khe hở giữa các thanh cốt thép hay giữa thanh cốt thép với thành khuôn) mà không bị phân tầng hoặc nghẽn.

3.7

Khả năng chống phân tầng (Segregation resistance)

Khả năng hỗn hợp BTTL duy trì sự đồng nhất về thành phần kể từ khi trộn xong cho đến khi bắt đầu đông kết.

3.8

Độ nhớt (Viscosity)

Sự chống lại quá trình chảy của hỗn hợp BTTL ngay khi bắt đầu chảy và được đánh giá gián tiếp qua thời gian chảy loang hoặc thời gian chảy qua phễu V.

3.9

Phụ gia biến tính nhớt (Viscosity modifying admixture)

Phụ gia hóa học bổ sung vào hỗn hợp BTTL để nâng cao độ dính kết và chống phân tầng.

3.10

Bột mịn (Powder)

Vật liệu rắn trong hỗn hợp BTTL có cỡ hạt không lớn hơn 0,14 mm.

3.11

Hiệu ứng bột (Powder-type)

Dùng hàm lượng bột mịn cao (từ 550 kg/m3đến 650 kg/m3) để điều chỉnh sự cân bằng giữa độ chảy và khả năng chống phân tầng của hỗn hợp BTTL.

3.12

Hiệu ứng nhớt (Viscosity-type)

Hàm lượng bột mịn thấp (từ 350 kg/m3 đến 450 kg/m3), dùng chất biến tính nhớt để điều chỉnh sự cân bằng giữa độ chảy và khả năng chống phân tầng của hỗn hợp BTTL.

3.13

Hiệu ứng kết hợp (Combination-type)

Dùng hàm lượng bột mịn trung bình, (khoảng giữa 450 kg/m3và 550 kg/m3), kết hợp với dùng chất biến tính nhớt để cùng điều chỉnh sự cân bằng giữa độ chảy và khả năng chống phân tầng của hỗn hợp BTTL.

4  Phân loại và ký hiệu

4.1  Phân loại

4.1.1  Theo độ chảy loang

Theo độ chảy loang, BTTL được phân thành 3 loại:

- Bê tông tự lèn độ chảy loang thấp:

- Bê tông tự lèn độ chảy loang trung bình;

- Bê tông tự lèn độ chảy loang cao.

4.1.2  Theo hiệu ứng điều chỉnh của vật liệu

Theo hiệu ứng điều chỉnh của vật liệu, BTTL được phân thành 3 loại:

- Bê tông tự lèn hiệu ứng bột;

- Bê tông tự lèn hiệu ứng nhớt;

- Bê tông tự lèn hiệu ứng kết hợp.

4.2  Ký hiệu

- SF1, SF2 và SF3: loại độ chảy loang thấp, trung bình và cao;

- PT, VT và CT: hiệu ứng bột, hiệu ứng nhớt và hiệu ứng kết hợp;

- VS1 và VS2: cấp độ nhớt theo thời gian chảy loang;

- VF1 và VF2: cấp độ nhớt theo thời gian chảy qua phễu V;

- PL1 và PL2: cấp khả năng chảy qua hộp L;

- PJ1 và PJ2: cấp khả năng chảy qua vòng J;

- SR1 và SR2: cấp khả năng chống phân tầng;

- t500: thời gian chảy loang;

- tv: thời gian chảy qua phễu V.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 12209:2018 ----

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM