Bệnh tắc mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tắc mật, hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là hiện tượng đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường. Tắc nghẽn đường mật là bệnh rất hiếm gặp. Theo thống kê, trong 18.000 trẻ sơ sinh, chỉ có 1 trẻ mắc bệnh này. Trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Tắc mật, hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là hiện tượng đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường.
Có hai loại tắc nghẽn đường mật là tắc nghẽn ở thai nhi và ở trẻ sơ sinh:
Tắc nghẽn đường mật ở thai nhi xuất hiện khi các em bé còn trong bụng mẹ. Những trẻ bị tắc mật khi còn trong bụng mẹ thường kèm thêm dị tật về tim, lá lách, ruột.
Tắc nghẽn đường mật ở trẻ sơ sinh thường phổ biến hơn, thường được chẩn đoán khi trẻ từ 2-4 tuần tuổi.
Những ai thường mắc phải tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?
Tắc nghẽn đường mật là bệnh rất hiếm gặp. Theo thống kê, trong 18.000 trẻ sơ sinh, chỉ có 1 trẻ mắc bệnh này. Trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng đầu tiên của tắc mật là vàng da và vàng mắt. Vàng da có thể khó phát hiện. Thông thường, trẻ được sinh ra vàng da nhẹ trong 1-2 tuần đầu và biến mất từ 2 đến 3 tuần sau. Tuy nhiên, ở trẻ bị tắc mật, triệu chứng vàng da sẽ ngày càng nặng dần.
Ngoài ra còn có những triệu chứng khác của tắc mật như:
Nước tiểu sẫm màu; Phân màu xám hoặc màu trắng; Tăng trưởng chậm.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh, con bạn vẫn có các triệu chứng như vàng da hoặc đi phân màu trắng, xám. Bạn cần đưa bé đến khám ngay tại trung tâm y tế gần nhất.
3. Nguyên nhân
Do đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường khiến mật bị tắc lại, tích tụ và gây tổn thương cho gan. Các tổn thương dẫn đến sẹo, mất tế bào gan và xơ gan làm cho quá trình loại bỏ chất độc khỏi máu của gan trở nên suy giảm, khiến chất độc tích tụ nhiều trong máu. Nếu không được điều trị kịp thời, gan sẽ bị hỏng và phẫu thuật ghép gan là cách duy nhất để điều trị cho trẻ sơ sinh.
4. Nguy cơ mắc bệnh
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn đường mật, bao gồm:
Nhiễm virus hoặc vi khuẩn sau khi sinh như cytomegalovirus, retrovirus, hoặc rotavirus; Có bất thường về hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bị hệ thống miễn dịch tấn công vào gan hoặc ống dẫn mật mà không rõ lý do; Bị đột biến di truyền; Sự phát triển bất thường của gan và đường mật của thai nhi; Tiếp xúc với các chất độc hại.
5. Điều trị
Những phương pháp nào dùng để điều trị tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?
Hẹp đường mật được điều trị bằng phẫu thuật Kasai hoặc ghép gan.
Với phương pháp phẫu thuật Kasai, các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các ống dẫn mật bị tắc ở trẻ sơ sinh. Đoạn ống dẫn mật bị tắc sẽ được thay thế bằng một đoạn ruột nhằm giúp thoát mật ở gan, giúp cho mật chảy thẳng xuống ruột non. Các trường hợp thực hiện thành công phẫu thuật, bệnh nhi đều có sức khỏe tốt và không gặp các bệnh về gan.
Nếu phẫu thuật Kasai không thành công, trẻ cần được ghép gan trong vòng 1-2 năm. Ngay cả sau khi ghép thành công, hầu hết trẻ bị tắc nghẽn đường mật có nguy cơ bị xơ gan ở tuổi trưởng thành. Do đó, trẻ cần phải được tái khám thường xuyên để các bác sĩ có thể theo dõi hoạt động của gan.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?
Bác sĩ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm để kiểm tra xem gan có đang bị tổn thương hay không. Thông thường, trẻ sẽ được khám ruột, dạ dày và gan. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm như siêu âm, chụp X – quang, xét nghiệm máu và sinh thiết gan.
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Để kiểm soát bệnh tắc mật cho trẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:
Bổ sung vitamin, thêm dầu thực vật với hàm lượng trung bình vào thức ăn, nước uống, và sữa bột; Trẻ sơ sinh bị hẹp đường mật thường bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng và cần chế độ ăn đặc biệt khi chúng lớn lên. Do đó, trẻ cần nhiều calo trong khẩu phần ăn hằng ngày; Sau khi được ghép gan, hầu hết trẻ có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cần bổ sung Vitamin cần thiết để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Tắc mật (tắc nghẽn đường mật), hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!