Sưng mí mắt

Sưng mí mắt là tình trạng viêm và ứ nhiều dịch trong các mô liên kết xung quanh mắt, có thể gây đau hoặc không ở cả mí mắt trên và dưới. Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm.

Sưng mí mắt

1. Tìm hiểu chung

Sưng mí mắt là gì?

Sưng mí mắt là tình trạng viêm và ứ nhiều dịch trong các mô liên kết xung quanh mắt. Tình trạng sưng ở mắt này có thể gây đau hoặc không, ảnh hưởng ở cả mí mắt trên và dưới.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng sưng mí mắt là gì?

Thông thường, mí mắt sưng là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như dị ứng hoặc nhiễm trùng. Do đó, bên cạnh dấu hiệu sưng, bạn sẽ mắc các triệu chứng sau đây:

Kích ứng mắt, như ngứa mắt Nhạy cảm với ánh sáng Tăng quá trình sản xuất nước mắt, làm người bệnh thường xuyên chảy nước mắt Tầm nhìn bị cản trở (tùy thuộc vào mức độ sưng) Đỏ mí mắt Đau mắt đỏ Chảy dịch mắt Mí mắt khô hoặc bong Đau, đặc biệt khi mí mắt sưng do nhiễm trùng

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng mí mắt sưng không cải thiện trong vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra mắt và hỏi bạn về các triệu chứng. Họ cũng lấy mẫu dịch ở mắt để kiểm tra xem có vi khuẩn hay nấm không, từ đó có thể chẩn đoán bạn có bị dị ứng không.

Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở mắt, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây sưng mí mắt?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mí mắt sưng. Hầu hết các nguyên nhân là vô hại nhưng một số ít có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mí mắt bị sưng như:

  • Lẹo mắt

Lẹo mắt là một bệnh nhiễm trùng ở một tuyến của mí mắt. Loại lẹo mắt phổ biến nhất đó là nhiễm trùng ở tuyến lệ – tuyến nằm ở gốc lông mi. Ngoài ra, lẹo cũng có thể xảy ra bên trong mí mắt do tuyến dầu bị nhiễm trùng.

Ban đầu, lẹo sẽ thấy mí mắt xuất hiện những nốt đỏ, ngứa, đau và sưng. Trong vài giờ hoặc vài ngày sau, chúng bắt đầu phát triển như mụn nhọt, có đầu trắng.

Trong hầu hết trường hợp, lẹo mắt chỉ ảnh hưởng đến một tuyến lệ hoặc tuyến dầu và không cần phải được điều trị. Bạn có thể chườm ấm lên mắt để giảm đau.

Trong thời gian bị lẹo, nên tránh dùng các sản phẩm trang điểm và dưỡng mắt, cũng như không nặn mụn để tránh lây nhiễm và tổn thương mắt.

  • Chắp mắt

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa chắp và lẹo mắt. Tuy nhiên, chắp mắt không phải là một nhiễm trùng mà do tắc tuyến dầu trong mí mắt.

Khi có một vết chắp, bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều hơn. Các vết sưng có thể phát triển lớn hơn, nhưng hiếm khi gây đau. Chúng thường xuất hiện sau vài ngày, giống như mụn nhọt.

Khi chắp phát triển lớn, chúng có thể cản trở tầm nhìn và gây đau. Vết sưng sẽ không biến mất sau một vài ngày hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác, như sốt. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.

  • Dị ứng

Nếu mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt kèm theo mí mắt bị sưng, bạn có thể bị dị ứng. Thông thường, có nhiều yếu tố kích hoạt dị ứng, như bụi, phấn hóa và các chất gây dị ứng khác.

Mặc dù dị ứng mắt ít khi gây nguy hiểm nhưng nó sẽ khiến bạn khó chịu. Cách tốt nhất để điều trị dị ứng là tránh các yếu tố kích. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các thuốc kháng histamine hoặc một số thuốc nhỏ mắt giúp giảm ngứa và khô mắt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn còn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

  • Kiệt sức

Kiệt sức hoặc mệt mỏi có thể làm cho mí mắt bị sưng. Ngoài ra, tình trạng ứ nước trong cơ thể làm mí mắt trông giống như sưng.

Để giải quyết tình trạng này, bạn chỉ cần chườm lạnh khi đang nằm với đầu kê cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một ly nước để giảm sưng và ứ nước trong cơ thể.

  • Khóc

Khóc có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ ở mắt, đặc biệt nếu bạn khóc nhiều trong thời gian dài.

Tình trạng sưng mí mắt trên và dưới là hiện tượng bình thường sau khi khóc do sự gia tăng lưu lượng máu đến khu vực xung quanh mắt.

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Chỉ cần nghỉ ngơi, chườm lạnh, kê cao đầu và uống nhiều nước sẽ giải quyết tình trạng này.

  • Mỹ phẩm

Các sản phẩm trang điểm hoặc dưỡng da mắt có thể gây kích ứng mắt và các mô xung quanh, khiến khu vực này sưng, đỏ và đau.

Nếu bị sưng mắt vì lý do này, bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo để làm giảm tình trạng khó chịu.

Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, bạn hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa.

Tuy nhiên, bạn không nên tự sử dụng bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào khác để giảm đau vì chúng có thể tương tác với các mỹ phẩm bạn đang dùng.

  • Viêm mô tế bào hốc mắt

Viêm mô tế bào hốc mắt là một bệnh viêm sâu trong mô của mí mắt. Bệnh rất dễ lây lan và khiến người bệnh đau đớn.

Bạn có biết chỉ một vết cắt nhỏ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và kích hoạt viêm mô tế bào hốc mắt.

Nếu mí mắt bạn rất đau, đỏ, hiện đường máu hoặc sưng, hãy gọi cấp cứu ngay.

  • Bệnh Grave

Bệnh Grave là một rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này có thể làm tuyến giáp giải phóng nhầm các tế bào để chống lại nhiễm trùng không tồn tại trong mắt, gây sưng và viêm trong mắt.

  • Bệnh herpes ở mắt

Herpes mắt là một dạng nhiễm trùng herpes trong và xung quanh mắt. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây sưng mí mắt ở trẻ em. 

Dấu hiệu herpes mắt và đau mắt đỏ có điểm tương đồng nên bạn có thể dễ nhầm lẫn hai bệnh lý này với nhau. 

  • Viêm mí mắt

Viêm mí mắt có thể khiến mí mắt nhờn và có vẩy. Một số người mắc bệnh này sẽ bị đau và viêm mí mắt.

  • Tắc tuyến lệ

Khi tuyến lệ bị tắc, nước mắt không thể chảy ra ngoài, dẫn đến đau và đỏ trên mí mắt. Trong hầu hết trường hợp, tắc tuyến lệ có thể gây khó chịu nhưng không gây hại. Bạn có thể chườm ấm để giảm sưng và giúp nước mắt chảy ra ngoài.

Đôi khi, tuyến lệ bị tắc có thể do nhiễm trùng. Nếu mí mắt rất đau hoặc bạn bị sốt, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

  • Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường có triệu chứng đặc trưng là mắt đỏ hoặc hồng, kèm theo triệu chứng mí mắt bị ngứa và sưng đau.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ, như nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng. Đối với các tình trạng nhẹ, bạn có thể chườm ấm để giảm đau. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không đỡ hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị đúng cách nhé.

4. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bị sưng mí mắt phải làm sao?

Việc điều trị sưng mí mắt phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Nếu nguyên nhân là dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng histamine hoặc thuốc dị ứng dạng uống và thuốc nhỏ mắt nhân tạo để giảm triệu chứng khó chịu. Đối với tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, họ sẽ chỉ định các thuốc steroid dạng nhẹ.

Các tình trạng khác, như đau mắt đỏ hoặc herpes mắt, sẽ đáp ứng với thuốc nhỏ mắt, thuốc chống viêm hoặc kháng sinh.

Bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để làm dịu tình trạng sưng mí mắt. Ngoài ra, điều quan trọng là cần tránh dụi mắt để tình trạng trong không nặng hơn và chườm lạnh để nhanh giảm sưng.

Nếu mắt nhạy cảm với ánh sáng, bạn nên đeo kính râm khi ra ngoài trời. Nếu sử dụng kính áp tròng, bạn hãy ngưng dùng cho đến khi tình trạng sưng thuyên giảm.

5. Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa sưng mí mắt?

Một số biện pháp sau có thể giúp bạn phòng ngừa mí mắt sưng như:

Xét nghiệm dị ứng. Nếu mí mắt sưng và các triệu chứng dị ứng khác xảy ra thường xuyên, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra yếu tố kích hoạt dị ứng của bạn. Từ đó, bạn có thể phòng tránh các dị nguyên kích hoạt dị ứng dễ dàng. Chọn đồ trang điểm và các sản phẩm làm đẹp không chứa chất gây dị ứng và không có mùi thơm để tránh dị ứng bùng phát. Để biết mình có dị ứng với bất cứ sản phẩm làm đẹp nào hay không, bạn có thể thử trước ở cổ tay trước khi sử dụng cho mặt. Sử dụng thuốc nhỏ mắt không có chất bảo quản vì một số người bị dị ứng với các chất bảo quản này. Nếu đeo kính áp tròng, hãy vệ sinh kính áp tròng đúng cách để tránh nhiễm trùng cho mắt.

Trên đây là một vài chia sẻ về triệu chứng,nguyên nhân và một số lưu ý về bệnh các bạn có thể tham khảo qua. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ để biết thêm chi tiết. 

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM