Hội chứng sốc phản vệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Sốc phản vệ được định nghĩa là một phản ứng dị ứng có thể dẫn đến bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong. Nó xảy ra khi bệnh nhân bị dị ứng với thực phẩm, thuốc, nọc độc của côn trùng và nhựa. Sốc phản vệ buộc bệnh nhân phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm epinephrine. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Sốc phản vệ được định nghĩa là một phản ứng dị ứng có thể dẫn đến bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong. Nó xảy ra khi bệnh nhân bị dị ứng với thực phẩm, thuốc, nọc độc của côn trùng và nhựa. Phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau tiếp xúc với tác nhân dị ứng, huyết áp của bệnh nhân giảm đột ngột và đường thở bị tắc không thể thở bình thường.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm mạch nhanh yếu, phát ban da, buồn nôn và ói mửa.
Sốc phản vệ buộc bệnh nhân phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm epinephrine.
2. Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng phổ biến của sốc phản vệ là:
- Phản ứng ở da, bao gồm ngứa, da đỏ hay tái;
- Da nóng;
- Cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng;
- Khó thở;
- Mạch nhanh và yếu;
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy;
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Người bệnh phải tìm sự giúp đỡ y tế khẩn cấp nếu có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được liệt kê ở trên. Thậm chí nếu các triệu chứng cải thiện sau khi sử dụng tiêm tự động epinephrine, bệnh nhân vẫn nên đến khoa cấp cứu để đảm bảo các triệu chứng không quay trở lại.
Đặt lịch hẹn để gặp bác sĩ của bạn khi có một cơn dị ứng nghiêm trọng hoặc bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của sốc phản vệ trong quá khứ.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều tác nhân dị ứng phổ biến mà có thể gây ra sốc phản vệ, bao gồm:
- Một số loại thuốc, đặc biệt là penicillin;
- Thực phẩm: chẳng hạn như đậu phộng, hạt cây (quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, hạt điều), lúa mì (ở trẻ em), cá, động vật có vỏ, sữa và trứng;
- Vết cắn của côn trùng như ong mật, ong vàng, ong bắp cày và kiến lửa.
Nguyên nhân ít phổ biến của sốc phản vệ bao gồm:
- Mủ cao su;
- Thuốc: aspirin, ibuprofen, naproxen, chất tương phản tĩnh mạch được sử dụng trong một số cận lâm sàng hình ảnh dùng tia X;
- Tập thể dục: như tập thể dục nhịp điệu, ăn trước khi tập thể dục, tập thể dục khi thời tiết nóng, lạnh hay ẩm ướt.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị sốc phản vệ?
Sốc phản vệ tương đối phổ biến, xảy ra ở khoảng 2% dân số. Nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Sốc phản vệ có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ sốc phản vệ, chẳng hạn như:
- Bạn đã từng bị sốc phản vệ;
- Dị ứng hoặc hen suyễn;
- Tiền sử gia đình.
5. Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốc phản vệ?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi dưới đây để giúp chẩn đoán bệnh chính xác:
- Lịch sử các loại thực phẩm đã ăn gần đây;
- Các loại thuốc đã dùng;
- Tiền sử dị ứng khi da của bạn tiếp xúc với cao su;
- Vết cắn của bất kỳ loại côn trùng nào có thể gây ra triệu chứng của bạn.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán dị ứng. Bạn nên giữ một danh sách chi tiết về những gì bạn ăn để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tình trạng của bạn.
Các xét nghiệm để loại trừ các tình trạng sức khỏe khác với các triệu chứng tương tự có thể được thực hiện. Một số tình trạng mà có các triệu chứng tương tự như sốc phản vệ là:
- Rối loạn co giật;
- Một tình trạng khác không phải dị ứng mà có thể gây đỏ bừng da hoặc triệu chứng da khác;
- Tăng sản tương bào, đây một rối loạn hệ thống miễn dịch;
- Các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như hoảng loạn;
- Vấn đề tim hoặc phổi.
Những phương pháp nào dùng để điều trị sốc phản vệ?
Bác sĩ có dùng các loại thuốc và kỹ thuật y tế dưới đây để điều trị sốc phản vệ:
- Epinephrine (adrenaline): làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể;
- Thuốc kháng histamin và cortisone tiêm tĩnh mạch: làm giảm viêm đường dẫn khí và cải thiện khả năng thở;
- Một thuốc đồng vận beta (ví dụ như albuterol): làm giảm các triệu chứng hô hấp;
- Thở Oxy.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn cần thay đổi lối sống để phòng tránh cơn sốc phản vệ, chẳng hạn như:
- Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng;
- Mang theo ống tiêm Epinephrine tự động ( nếu có thể);
- Mang theo prednisone hay các thuốc kháng histamine;
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của bạn trước khi họ kê toa;
- Thận trọng với côn trùng khi chúng đang ở gần;
- Đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sốc phản vệ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!