Thuốc Sintrom® - Điều trị bệnh tim gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim

Thuốc Sintrom® được chỉ định điều trị bệnh gì? Liều dùng thuốc này được chỉ định như thế nào? Những thông tin này được nhiều người quan tâm đến nhiều trước khi có ý định sử dụng thuốc điều trị bệnh. Dưới đây eLib.VN xin chia sẻ những thông tin liên quan, mọi người cùng tìm hiểu.

 

Thuốc Sintrom® - Điều trị bệnh tim gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim

Tên gốc: acenocoumarol

Tên biệt dược: Sintrom®

Phân nhóm: thuốc kháng đông, chống kết dính tiểu cầu & tiêu sợi huyết

1. Tác dụng

Sintrom® có tác dụng gì?

Sintrom® được dùng để điều trị bệnh tim gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi, dự phòng tái phát khi thay thế tiếp cho heparin, huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng, huyết khối trong ống thông.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Sintrom® cho người lớn như thế nào?

Ngày đầu tiên, bạn dùng 8-12mg. Ngày thứ hai, bạn dùng 4-8mg. Liều duy trì là từ 1-10mg mỗi ngày.

3. Tác dụng

Bạn nên dùng Sintrom® như thế nào?

Bạn cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng thuốc hiệu quả nhất

4. Tác dụng phụ

Sintrom® có những tác dụng phụ nào?

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu có những tác dụng phụ sau:

Bệnh tiêu chảy Sốt Phát ban Ngứa da Ăn mất ngon Rụng tóc Buồn nôn Nôn

Những tác dụng phụ hiếm gặp hơn gồm:

Máu từ vết thương lâu ngừng Nhức đầu, chóng mặt, yếu ớt Chảy máu kinh nguyệt nhiều Chảy máu cam Tê hoặc ngứa mặt, tay và chân Đau, sưng hoặc khó chịu Tê liệt Nước tiểu màu hồng hoặc nâu Đột ngột khó thở Vết bầm tím không rõ nguyên nhân Đau hoặc sưng bất thường

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng

Trước khi dùng Sintrom®, bạn cần lưu ý gì?

Sintrom® chống chỉ định cho các trường hợp sau:

Mẫn cảm với các dẫn chất coumarin hay thành phần có trong thuốc. Suy gan nặng. Nguy cơ chảy máu, mới can thiệp ngoại khoa về thần kinh và mắt hay khả năng phải mổ lại. Tai biến mạch máu não (trừ trường hợp nghẽn mạch ở nơi khác). Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút). Giãn tĩnh mạch thực quản. Loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển. Không được phối hợp với aspirin liều cao, thuốc chống viêm không steroid nhân pyrazol, miconazol dùng đường toàn thân, âm đạo, phenylbutazon, cloramphenicol, diflunisal.

6. Tương tác thuốc

Sintrom® có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Sintrom® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Các thuốc tương tác với Sintrom® gồm:

Các thuốc làm tăng nồng độ và/ hoặc tác dụng của Sintrom®: acetaminophen (paracetamol, thuốc cảm), amiodarone (thuốc chống loạn nhịp tim), các thuốc kháng tiểu cầu (aspirin, cloppidogrel), các loại thuốc chống đông khác (heparine, enoxaparine, calciparine,…), một số loại kháng sinh như ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, tetracycline, trimethoprim, thuốc kháng nấm như ketoconazol, fluconazol, kháng viêm không chứa steroid NSAIDS (voltarel, piroxicam, …), thuốc hạ huyết áp nicardipine, thuốc chống rối loạn lipid gemfibrozil, thuốc trị tiểu đường như sulfonamide, pioglitazone. Các thuốc làm giảm tác dụng và/ hoặc nồng độ của Sintrom®: một số thuốc ngủ như phenobarbital, secobarbital, các thuốc khác như rifampin (chữa lao), phenytoin, carbamazepine (thuốc chống co giật), amioglutethimide.

Thuốc Sintrom® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Sintrom®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Sintrom® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn

8. Dạng bào chế

Sintrom® có những dạng và hàm lượng nào?

Sintrom® có dạng viên nén.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Sintrom®. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM