Bệnh scorbut - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Scorbut là tên của tình trạng thiếu hụt vitaminC. Nó có thể gây ra thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, chảy máu tự phát, đau ở các chi đặc biệt đau ở chân, sưng phù một số bộ phận của cơ thể, đôi khi gây viêm loét lợi và rụng răng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh scorbut - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về bệnh Scorbut

Scorbut là tên của tình trạng thiếu hụt vitaminC. Nó có thể gây ra thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, chảy máu tự phát, đau ở các chi đặc biệt đau ở chân, sưng phù một số bộ phận của cơ thể, đôi khi gây viêm loét lợi và rụng răng.

2. Triệu chứng bệnh Scorbut

Các triệu chứng của thiếu vitamin C có thể bắt đầu xuất hiện sau 8-12 tuần. Các dấu hiệu sớm gồm chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, khó chịu và thờ ơ.

Trong vòng 1-3 tháng, có thể có các dấu hiệu như:

  • Thiếu máu;
  • Đau cơ hoặc đau xương;
  • Sưng hoặc phù nề;
  • Xuất huyết hoặc nhiều đốm nhỏ, màu đỏ do chảy máu dưới da ;
  • Lông tóc xoắn lại;
  • Bệnh về lợi và răng bị rụng;
  • Vết thương lâu lành;
  • Khó thở;
  • Tâm trạng thay đổi và bị trầm cảm.

Theo thời gian, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu phù toàn thân, vàng da nặng, hồng cầu bị phá hủy hay còn gọi là huyết tán, chảy máu đột ngột và tự phát, đau thần kinh, sốt, co giật và có thể tử vong.

Trẻ sơ sinh bị bệnh Scorbut sẽ trở nên lo lắng và dễ cáu kỉnh. Trẻ có thể có tư thế chân ếch do bị đau.

Bạn cũng có thể có xuất huyết dưới màng xương, một loại chảy máu xảy ra ở hai đầu các xương dài.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự thiếu hụt vitamin C trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến các vấn đề với sự phát triển não của thai nhi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Cảm thấy rất yếu và mệt mỏi mọi lúc;
  • Dễ cáu kỉnh và buồn rầu suốt ngày;
  • Đau khớp hoặc đau chân nghiêm trọng;
  • Sưng, chảy máu lợi – bị rụng răng;
  • Xuất hiện các đốm đỏ hoặc xanh trên da, thường ở cẳng chân;
  • Dễ bị bầm tím trên da.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh Scorbut

Cơ thể người không tự tổng hợp được vitamin C do vậy nó cần được bổ sung từ thức ăn, đặc biệt là các loại trái cây và rau quả hoặc các thực phẩm tăng cường. Bệnh Scorbut xuất hiện do thiếu vitamin C trong chế độ ăn ít nhất là 3 tháng.

4. Nguy cơ mắc bệnh Scorbut

Hiện nay, Scorbut rất hiếm, đặc biệt ở những nơi có nguồn cung cấp thực phẩm đầy đủ, nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến những người không được bổ sung đầy đủ vitamin C. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc  bệnh Scorbut?

Mặc dù bệnh Scorbut hiếm gặp, bạn có thể có nguy cơ bị bênh này nếu:

  • Bạn có chế độ ăn bất thường hoặc hạn chế – với rất ít hoặc không có vitamin C;
  • Ăn rất ít – có thể bạn cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn ăn do đang trị liệu (ví dụ như hóa trị) hoặc do rối loạn ăn uống như chán ăn;
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn kèm theo hút thuốc lá. Thuốc lá làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể;
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn trong lúc đang mang thai hoặc cho con bú – cơ thể bạn cần nhiều vitamin C tại những thời điểm này.

Các nhóm đối tượng khác có thể có nhiều nguy cơ bị bệnh Scorbut  bao gồm:

  • Những người có tình trạng tiêu hóa nghiêm trọng như bệnh Crohn hoặc viêm loét ruột kết;
  • Trẻ em và trẻ nhỏ không được bổ sung đầy đủ vitamin theo khuyến cáo  – hãy tìm hiểu những vitamin cần thiết cho trẻ;
  • Người rất già không có khả năng nấu ăn hoặc duy trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh;
  • Nghiện ma túy hoặc rượu.

5. Điều trị bệnh Scorbut

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Scorbut?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và yêu cầu xét nghiệm để đánh giá nồng độ vitamin C trong máu.

Kiểm tra hình ảnh có thể phát hiện các tổn thương nội tạng do bệnh Scorbut gây ra.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Scorbut?

Bạn có thể uống hay tiêm vitamin C để điều trị bệnh.

Liều khuyến cáo là:

1-2g mỗi ngày từ 2 đến 3 ngày 500mg trong 7 ngày tiếp theo 100mg trong vòng 1 đến 3 tháng

Trong vòng 24 giờ, các triệu chứng như mệt mỏi, thờ ơ, đau, chán ăn và nhầm lẫn có thể được cải thiện ngay. Bầm tím, chảy máu và cơ thể yếu có thể hết trong vòng 1-2 tuần.

Sau 3 tháng, bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh thường không có ảnh hưởng lâu dài, ngoại trừ các trường hợp gây tổn thương răng nghiêm trọng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh Scorbut

Bệnh Scorbut thể được ngăn ngừa bằng cách bồ sung đủ vitamin C, tốt nhất từ chế độ ăn uống, nhưng đôi khi cần bổ sung thêm.

Nguồn tốt nhất cung cấp vitamin C là trái cây và rau quả.

Cách tốt nhất để có đủ vitamin và khoáng chất là chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Scorbut, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM