Răng khôn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Răng khôn (răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc sau cùng, thường xuất hiện ở cuối tuổi teen hoặc những năm đầu tuổi hai mươi. Răng khôn mọc lệch ở phía trong của hàm trên và hàm dưới theo nhiều cách khác nhau, chúng có thể chèn ép hay tách xa răng hàm lớn thứ hai hoặc mọc ra ngoài hay vào trong theo chiều trước sau. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Răng khôn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Răng khôn (răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc sau cùng, thường xuất hiện ở cuối tuổi teen hoặc những năm đầu tuổi hai mươi.

Răng khôn mọc lệch ở phía trong của hàm trên và hàm dưới theo nhiều cách khác nhau, chúng có thể chèn ép hay tách xa răng hàm lớn thứ hai hoặc mọc ra ngoài hay vào trong theo chiều trước sau. Răng khôn mọc lệch có thể gây ra những vấn đề răng miệng nghiêm trọng như mọc chen chúc hoặc gây tổn hại những răng gần đó, dây thần kinh hoặc toàn bộ xương hàm.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của răng khôn bao gồm:

  • Đau hàm hoặc cứng khớp do sự va chạm răng;
  • Đau hoặc buốt khi chạm vào hay khi bạn đánh răng;
  • Đau do nhiễm trùng nướu phía trên răng khôn;
  • Răng chen chúc;
  • Sâu răng hay bệnh nướu do vệ sinh răng miệng không đúng cách vì không đủ khoảng cách để làm sạch răng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nếu răng khôn mọc đúng vị trí thì sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, bạn có thể gặp vấn đề nếu có những điều sau đây xảy ra:

Một bọc nướu hình thành trên răng khôn, thức ăn sẽ dính vào và gây ra viêm nhiễm;

Các răng khôn mọc không thẳng hàng và lệch hướng;

Răng khôn không thể mọc ra khỏi nướu do xương hàm nhỏ;

Việc làm sạch răng nằm sâu phía sau miệng rất khó khăn;

Nang hình thành trong răng khôn gây hại xương và chân răng.

4. Nguy cơ mắc phải

Tình trạng răng khôn rất phổ biến.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Răng khôn bắt đầu xuất hiện khi bạn sắp trưởng thành, khoảng độ tuổi từ 17-21.

5. Điều trị hiệu quả  

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng răng khôn?

Nha sĩ sẽ kiểm tra nướu răng nhằm phát hiện răng khôn nhô ra hoặc có dấu hiệu chèn ép các răng xung quanh khác. X-quang sẽ giúp nha sĩ biết chính xác răng nào đang có vấn đề và răng nào sẽ mọc lệch trong tương lai.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng răng khôn?

Trước khi nhổ răng khôn, nhiều nha sĩ sẽ giải tỏa căng thẳng cho bạn bằng nhiều cách như nghe nhạc hoặc xem video. Bạn cũng có thể đi cùng một người bạn hoặc thành viên gia đình để hỗ trợ. Các nha sĩ cũng hướng dẫn một số kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như hít thở sâu và tưởng tượng. Nếu quá lo lắng, bạn sẽ phải cần đến các thuốc hoặc kỹ thuật an thần.

Răng khôn ngầm gây đau hoặc các vấn đề răng miệng khác thường được phẫu thuật nhổ bỏ. Nhổ răng khôn thường cần thiết trong:

Nhiễm trùng hay các bệnh về nướu (bệnh nha chu) liên quan đến răng khôn; Sâu răng ở phần nhô ra của răng khôn; U nang hay khối u liên quan đến răng khôn; Răng khôn gây hại cho răng lân cận.

Nhổ răng là một thủ thuật ngoại trú, do đó bạn không cần phải nằm viện sau khi nhổ. Quá trình nhổ răng bao gồm:

  • An thần hoặc gây tê: bạn có thể được gây tê tại chỗ để làm tê liệt miệng, gây mê an thần cho ý thức gây mê giảm ý thức hoặc gây mê toàn thể nhằm làm mất ý thức;
  • Nhổ răng: nha sĩ cắt bỏ nướu răng và cắt mảnh xương che lấp răng khôn bị ảnh hưởng, sau đó may lại các vết thương bằng các mũi khâu và nhét gạc

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn không thể ngăn chặn răng khôn mọc ngầm nhưng có thể kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhằm theo dõi sự phát triển răng khôn. Chẩn đoán bằng X-quang sẽ cho những thông tin hữu ích cho việc kiểm soát và điều trị triệu chứng răng trong thời gian tới.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng răng khôn, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM