Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008-2012

Luận văn Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008-2012 được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý VĐT XDCB từ NSNN trong điều kiện hiện nay. Phân tích thực trạng quản lý VĐT XDCB từ NSNN tại huyện Quảng Trạch, làm rõ những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện vấn đề quản lý VĐT XDCB từ NSNN huyện Quảng Trạch gắn với bối cảnh, điều kiện và những yếu tố mới đang đặt ra. 

Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008-2012

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý VĐT XDCB từ NSNN đang đặt ra một thách thức lớn không chỉ đối với các nhà quản lý mà cho toàn thể xã hội. Việc tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện quản lý VĐT XDCB từ NSNN là vấn đề rất cấp thiết. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008-2012” làm luận văn tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý VĐT XDCB từ NSNN huyện Quảng Trạch.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý VĐT XDCB từ nguồn NSNN huyện Quảng Trạch. 

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý VĐT XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Quảng Trạch. Nghiên cứu những vấn đề quản lý VĐT XDCB đặt trong điều kiện triển khai thực hiện pháp luật, chính sách tài chính hiện nay. Việc đánh giá thực trạng quản lý VĐT XDCB từ NSNN chủ yếu trong giai đoạn 2008-2012, đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý VĐT XDCB từ NSNN đến năm 2015 và dự báo đến năm 2020.

1.4  Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, dựa trên các lý thuyết kinh tế - tài chính cũng như kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây.

Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian.

Phương pháp phân tích kết hợp phương pháp lô gic, quy nạp, diễn dịch.

Phương pháp thống kê, so sánh để chứng minh cho đề tài

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách Nhà nước

Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Nội dung, yêu cầu và các yếu tố tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước huyện Quảng Trạch giai đoạn 2008-2012

Tình hình kinh tế xã hội và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quảng Trạch 2008-2012

Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2008-2012

2.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước huyện Quảng Trạch

Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước huyện Quảng Trạch

Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Trạch

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH trong cả nước cũng như trên địa bàn huyện Quảng Trạch, nhu cầu, quy mô và hình thức VĐT XDCB ngày càng tăng, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện quản lý VĐT XDCB từ NSNN. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý VĐT XDCB từ NSNN trên địa bàn, cần chú trọng thực hiện một số biện pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý VĐT XDCB từ NSNN. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vốn có liên quan. Đổi mới các khâu trong quy trình quản lý sử dụng vốn NSNN từ lập kế hoạch vốn, cấp phát, thanh toán đến quyết toán và tất toán.

3.2 Kiến nghị

Đối với Quốc hội: Cần bổ sung hoàn chỉnh Luật Ngân sách nhà nước theo hướng phân cấp các nguồn chi (trong đó có chi XDCB và chi CTMT) rõ ràng cụ thể hơn theo từng giai đoạn dài hoặc trung hạn và ngân sách chương trình.

Đối với Chính phủ: Bổ sung sửa đổi Nghị định 99/2007, tuy mới ra đời nhưng chưa triển khai được trong bối cảnh trượt giá, hầu hết các dự án đầu tư XDCB đều vượt tổng mức đầu tư.

Đối với Bộ Tài chính: Cần có chế tài kiểm soát giá XDCB nhất là giá vật liệu xây dựng và bảo đảm các khoản chi XDCB phải được kiểm soát chặt chẽ.

Đối với Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Cần có cơ chế chống dàn trải trong phân bổ vốn đầu tư và cơ chế đánh giá đầu tư XDCB.

Đối với Bộ Xây dựng: Cần nghiên cứu quản lý chi phí xây dựng và hợp đồng xây dựng phù hợp với thực tế và năng lực của bộ máy quản lý vốn XDCB, xem xét trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Tài chính (2008), Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

Bộ Tài chính (2008), Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, NXB Tài chính, Hà Nội.

Bộ Tài chính, Các Thông tư hướng dẫn về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB và CTMT giai đoạn 2010-2020, Website Chính phủ.

Bộ Xây dựng, Các Thông tư hướng dẫn về quản lý chi phí, hợp đồng trong hoạt động xây dựng giai đoạn 2010-2020, Website Chính phủ.

Chính phủ, Các nghị định về quản lý đầu tư xây dựng 64/2012, 12/2009, 99/2007; Nghị định về đấu thầu 68/2012; các Nghị định về quản lý vốn ngoài nước 130/2009, 70/2010, Website Chính phủ.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế trên ---

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM