Luận văn ThS: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái

Luận văn ThS Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái nghiên cứu  đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới

Luận văn ThS: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái

1. Mở đầu

1.1 Tính cần thiết của đề tài

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn trong lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng và Nhà nước, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp nông thôn, nhằm nâng cao đời sống của người nông dân

1.2 Tình hình nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới được triển khai như thế nào? Việc phân bổ, bố trí kế hoạch vốn thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã phù hợp hay chưa, cơ chế huy động các nguồn lực, hiệu quả sử dụng nguồn vốn ra sao? Việc theo dõi, đôn đốc, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở? Công tác quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào? Cần có giải pháp nào góp phần tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Yên Bái

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới

Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN nhằm thực hiện XDNTM trên địa bàn tỉnh Yên Bái qua Sở Tài chính

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới bao gồm rất nhiều các nguồn vốn

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp phân tích thông tin

1.6 Ý nghĩa của đề tài

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập, giao kế hoạch VĐT từ NSNN, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư

đối với hiệu quả của dự án; Việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư trung hạn của huyện, xã; phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và đời sống nhân dân trong vùng,đồng thời phải được cấp ủy chính quyền các cấp cơ sở xem xét và đề nghị

2. Nội dung

2.1 Lý luận chung

Xây dựng nông thôn mới và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới

Quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM tại các Sở Tài chính cấp tỉnh

2.2 Thực trạng tình hình

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho xây dựng NTM tỉnh Yên Bái 

Thực trạng công tác quản lý nguồn VĐTXDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2012-2016

Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ĐTXDCB trong XDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái

2.3 Một số giải pháp

Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho XDNTM tại tỉnh Yên Bái

Định hướng và mục tiêu quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái đến năm 2020

Giải pháp tăng cường quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN choXDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái đến năm 2020

3. Kết luận

Đây là đề tài phức tạp nên những ý kiến đề xuất trong luận văn mới chỉ đóng góp được một phần trong các biện pháp tổng thể nhằm tăng cường quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay hệ thống các văn bản hướng dẫn và cơ chế chính sách về ĐTXCB nói chung và đầu tư XDNTM nói riêng có nhiều thay đổi, cùng với đó là chính sách thắt chặt đầu tư công trung hạn của Chính phủ, dẫn tới ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đầu tư từ NSNN cho XDNTM, nên quá trình hoàn thành luận văn không tránh khỏi những hạn chế và khuyết điểm. Tuy nhiên công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM là lĩnh vực phức tạp và nhạy cảmdo giới hạn về thời gian, điều kiện công tác, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học,các Quý thầy cô để đề tài nghiên cứu của mình được hoàn thiện

4. Tài liệu tham khảo

Ban chấp hành Trung ương khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM (2012,2013,2014, 2015,2016), Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình XDNTM hàng năm trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Yên Bái

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Tài chính ngân hàng trên--

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM