Tiểu luận: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Nội dung tiểu luận sẽ tập trung tìm hiểu những chính sách của Việt Nam trong quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc, những kết quả đạt được, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cũng như những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
Bài tiểu luận sẽ tập trung tìm hiểu những chính sách của Việt Nam trong quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc, những kết quả đạt được, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cũng như những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
2. Nội dung
2.1 Tại sao Việt Nam lại mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc?
Trung Quốc là một đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thị trường rộng lớn và luôn có những đường lối, chính sách cải cách kinh tế phù hợp nên nền kinh tế của Trung Quốc phát triển rất nhanh. Hơn nữa, Trung Quốc gia nhập WTO trước Việt Nam. Vì vậy, khi Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc thì đây chính là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, cách làm việc của Trung Quốc, được tiếp xúc, chuyển giao những công nghệ sản xuất, kĩ thuật mới, hiện đại hơn cũng như nhận được sự đầu tư từ đối tác lớn này.
2.2 Chính sách của Việt Nam như thế nào?
Để nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và chính sách đối ngoại của Việt Nam được bền vững, ngoài việc bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia thì trọng tâm của công tác đối ngoại là phải phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Cần tăng cường quan hệ với các đối tác hàng đầu, với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc…Tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách, thông thoáng về thủ tục hành chính để thực sự mở cửa thu hút đầu tư của các đối tác trên.
2.3 Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt – Trung
- Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc nằm trong một tổng thể các mối quan hệ toàn diện, có nền tảng sâu dầy hàng ngàn năm qua giữa hai nước, vận mệnh của nó gắn liền với các mối quan hệ toàn diện đó.
- Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong những năm vừa qua được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
- Thương mại Việt – Trung được tiến hành dưới các hình thức: thương mại thông thường, gia công, hàng đổi hàng, cung cấp thiết bị thanh toán bằng sản phẩm
2.4 Kết quả
Phía Trung Quốc khẳng định sẽ khuyến khích các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực và uy tín tăng đầu tư vào Việt Nam, sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để cải thiện tình hình nhập siêu của Việt Nam; thúc đẩy điều tra nghiên cứu các dự án trong phạm vi “hai hành lang và một vành đai kinh tế” Việt – Trung, sớm họp lại Ủy ban liên hợp Kinh tế – Thương mại và khởi động Nhóm công tác về soạn thảo “Quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tế” nhằm đưa quan hệ kinh tế thương mại hai nước phát triển toàn phương vị lên tầm cao hơn.
2.5 Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
- Quan hệ kinh tế - thương mại chưa tương xứng với quan hệ chính trị giữa hai nước
- Tỷ trọng trong tổng kim ngạch ngoại thương mỗi nước còn thấp
- Giá trị tuyệt đối trong thương mại chính ngạch giữa hai nước tăng mạnh, nhưng tốc độ tăng không đều trong tất cả các năm.
- Cán cân thương mại không cân bằng.
Nguyên nhân
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp và thường bị tác động của giá trị trường thế giới theo xu hướng giảm.
- Do hạn chế trong hạn ngạch nhập khẩu
- Việc thi hành các hiệp định đã ký kết thường chậm chạp
- Việc nghiên cứu thị trường hai bên còn chưa được quan tâm đúng mức
- Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
2.6 Một số giải pháp
Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hợp tác thương mại với Trung Quốc: Rà soát lại những hiệp định đã ký kết giữa hai bên để có những điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế(WTO, ACFTA), đồng thời nâng cao tính hiệu lực của các điều khoản đã cam kết.
Tranh thủ những thuận lợi có được sau khi gia nhập WTO và bối cảnh hội nhập khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu để tận dụng lợi thế cạnh tranh trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Mở rộng các hình thức hợp tác, thúc đẩy phát triển thương mại với Trung Quốc như đẩy mạnh hợp tác xây dựng cửa khẩu và đường thông thương, tăng cường hợp tác kỹ thuật và đầu tư, du lịch, hợp tác xây dựng hai hành lang và một vành đai kinh tế
Đổi mới phương thức hoạt động thương mại, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại
3. Kết luận
Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước láng giềng Việt Nam – Trung Quốc những năm gần đây diễn ra ngày càng tốt đẹp theo cả chiều rộng và chiều sâu. Điều đó cho thấy lãnh đạo hai nước đã quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, nhằm góp phần phát triển công cuộc xây dựng kinh tế mỗi nước, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hữu nghị toàn diện giữa hai dân tộc. Với thiện chí và quyết tâm của lãnh đạo hai nước, với các chính sách hợp quy luật, hợp lòng dân, khai thác được lợi thế so sánh của cả hai bên trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, chúng ta có thể tin chắc rằng, quan hệ Việt – Trung sẽ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi mới và cải cách mở cửa của hai nước.
4. Tài liệu tham khảo
PGS-TS Bùi Tất Thắng, Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ - Thực trạng, vấn đề và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1(71)-2007, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 21 & 90-91.
Lâm Trọng Hàm, Một số đánh giá về việc phát triển hợp tác Kinh tế - Thương mại Trung – Việt, tham luận tại Hội thảo Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt – Trung lần thứ hai, Hà Nội 18-20/1/1999.
TS Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II 1975- 2006, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2007.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Kinh tế thương mại trên ---