Quả tía tô - Chữa đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón

Từ một loài cây dại, từ lâu, tía tô đã trở thành một loại rau xanh quen thuộc được trồng phổ biến khắp nơi. Bên cạnh cách dùng lá, thì hạt tía tô còn là một vị thuốc quý được dân gian thường dùng với nhiều công dụng hay. Để biết thêm thông tin về vị thuốc mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của eLib.VN

Quả tía tô - Chữa đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón

Quả chín già phơi khô của cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.), họ Bạc hà (Lamiaceae).  

1. Mô tả

Quả hình trứng hoặc gần hình cầu, đường kính khoảng 1,5 mm. Bên ngoài màu nâu xám và tía thẫm, có các gợn hình vân lưới hơi lồi. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có hai lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị hơi cay.

Độ ẩm: Không quá 12,0%.

Tạp chất: Không quá 1,0%.

2. Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín già, cắt cả cây Tía tô, đập lấy quả, loại tạp chất, phơi khô.

3. Bào chế

Tử tô tử: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô.

Tử tô tử sao: Lấy tử tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi  có mùi thơm hoặc nổ đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.

4. Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt. 

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào kinh phế.

5. Công năng, chủ trị

Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị:  Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.

6. Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 - 9 g, dạng thuốc sắc.

Những thông tin mà bài viết tổng hợp được từ dược liệu hạt tía tô chỉ có giá trị tham khảo. Bạn đừng nên tự ý áp dụng bài thuốc nào từ dược liệu này khi chưa tham vấn thầy thuốc hay những người có chuyên môn.

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM