Hội chứng phù niêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phù niêm là một thuật ngữ liên quan đến chứng suy giáp tiến triển nặng. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Phù niêm là biến chứng của suy giáp khi người bệnh không điều trị bệnh kịp thời. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Hội chứng phù niêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Phù niêm là một thuật ngữ liên quan đến chứng suy giáp tiến triển nặng. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Phù niêm là biến chứng của suy giáp khi người bệnh không điều trị bệnh kịp thời.

Ngoài ra, phù niêm cũng liên quan đến những thay đổi về da ở người bị suy giáp tiến triển nặng, chẳng hạn như:

  • Sưng mặt, có thể gồm môi, mí mắt và lưỡi;
  • Sưng và dày da ở bất cứ đâu trên cơ thể, đặc biệt là ở chân dưới.

Suy giáp tiến triển nghiêm trọng có thể dẫn đến phù niêm ác tính, một tình trạng cần điều trị khẩn cấp.

2. Triệu chứng phù niêm

Phù niêm là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bất kỳ ai có triệu chứng bệnh phù niêm hoặc suy giáp nghiêm trọng đều phải được điều trị y tế khẩn cấp.

Người bị phù niêm sẽ thấy sưng ở mặt, chân hoặc lưỡi. Da của họ cũng có thể trở nên khô và nhợt nhạt.

Các triệu chứng khác của phù niêm có thể bao gồm:

  • Không chịu được lạnh;
  • Mệt mỏi ;
  • Tăng cân;
  • Mắt ủ rũ;
  • Sốc;
  • Giảm nhịp thở ;
  • Nhầm lẫn;
  • Thờ ơ hoặc trầm cảm;
  • Rối loạn tâm thần;
  • Táo bón;
  • Tóc thô cứng;
  • Bướu cổ;
  • Người không còn năng lượng;
  • Co giật;
  • Giảm khả năng vận động;
  • Hôn mê;
  • Nhiệt độ cơ thể thấp.

Phù niêm cũng có thể dẫn đến lượng oxy thấp và lượng CO2 cao trong máu.

3. Nguyên nhân

Phù niêm xảy ra khi tuyến giáp không hoạt động đúng do:

  • Một tình trạng tự miễn, bao gồm bệnh Hashimoto;
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp;
  • Xạ trị ung thư;
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như lithium hoặc amiodarone;
  • Thiếu iốt hoặc thừa iốt;
  • Mang thai;
  • Thuốc tăng cường hệ miễn dịch, như các thuốc dùng trong điều trị ung thư.

Phù niêm là biến chứng của suy giáp nặng khi không được chẩn đoán hoặc điều trị. Bệnh cũng có thể phát triển khi bạn ngừng dùng thuốc tuyến giáp. Phù niêm phổ biến hơn ở người già và phụ nữ.

Các chuỗi phân tử đường lắng đọng trong da gây ra tình trạng da bị sưng phù. Các hợp chất này hút nước, dẫn đến sưng. Những thay đổi trên da là kết quả của suy giáp.

Phù niêm thường xảy ra sau một thời gian dài bị suy giáp. Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và có thể được kích hoạt bởi các yếu tố sau đây:

Ngừng thuốc điều trị suy giáp Bệnh đột ngột, như đau tim hoặc đột quỵ Nhiễm trùng Chấn thương Một số loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương Tiếp xúc với lạnh Căng thẳng

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán phù niêm?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh sau khi xem liệu các triệu chứng mà bạn đang mắc phải. Họ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu để chắc chắn chẩn đoán.

Nếu có lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) cao, bạn có nguy cơ bị phù niêm vì cơ thể phải sản xuất thêm TSH để bù cho tuyến giáp hoạt động kém.

Xét nghiệm thyroxine (T4) cũng có thể giúp bác sĩ đo mức hormone thyroxine ở người bệnh. Nồng độ T4 thấp liên quan đến phù niêm, đặc biệt nếu kết hợp với mức TSH cao.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị phù niêm, họ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm hơn để đo chức năng tuyến giáp và tìm ra nguyên nhân cơ bản.

Nếu bác sĩ nghi ngờ hôn mê phù niêm, họ sẽ đề nghị điều trị ngay lập tức. Điều trị càng sớm người bệnh càng có khả năng cao phục hồi.

Những phương pháp nào giúp điều trị phù niêm?

Bác sĩ thường chỉ định levothyroxin để điều trị suy giáp nhằm khôi phục mức độ hormone T4 và có thể giúp làm giảm các triệu chứng liên quan.

Người bị phù niêm cần phải được nhập viện để nhân viên y tế và theo dõi và điều trị bệnh. Việc phục hồi có thể mất vài tuần.

Nếu bạn bị hôn mê phù niêm, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Việc điều trị gồm tiêm tĩnh mạch các thuốc thay thế hormone tuyến giáp, kháng sinh, steroid và thở oxy.

Người bệnh có thể cần đến máy trợ thở nếu nồng độ carbon dioxide trong máu rất cao. Lúc này, các bác sĩ cũng sẽ theo dõi nhịp tim và huyết áp của bạn cẩn thận.

Sau khi hồi phục, bạn cũng sẽ cần tiếp tục dùng thuốc, có lẽ là suốt đời.

Phù niêm có nguy hiểm không?

Phù niêm có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nguy hiểm khác như:

  • Trầm cảm;
  • Đau tim;
  • Suy tim;
  • Vấn đề về thận;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Hạ thân nhiệt;
  • Quá trình chuyển hóa thuốc giảm, dẫn đến quá liều thuốc;
  • Các biến chứng thai kỳ, như tiền sản giật, sẩy thai và thai chết lưu;
  • Hôn mê;
  • Tử vong.

Hôn mê phù niêm là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của bệnh phù niêm. Bệnh có thể đe dọa đến tính mạng và có xu hướng ảnh hưởng đến người cao tuổi.

Các triệu chứng của hôn mê phù niêm bao gồm giảm nhiệt độ cơ thể nghiêm trọng, giảm nhịp thở và suy hệ thống thần kinh trung ương và các triệu chứng khác của phù niêm.

5. Tiên lượng

Khả năng phục hồi của người bị phù niêm là bao nhiêu?

Càng sớm điều trị phù niêm, khả năng bạn mắc các biến chứng nguy hiểm càng giảm. Ngay cả khi điều trị, tỷ lệ tử vong ở người bị hôn mê phù niêm khá cao.

Nếu người bệnh phù niêm được sớm điều trị bằng liệu pháp thay thế tuyến giáp và chăm sóc hỗ trợ, khả năng phục hồi sức khỏe sẽ cao hơn.

Việc điều trị bệnh suốt đời là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu kiểm soát bệnh hiệu quả, phù niêm sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh phù niêm, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM