Bệnh phình và tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phình động mạch chủ là tình trạng phình một phần động mạch chủ, động mạch chính của cơ thể. Động mạch chủ có chức năng mang máu giàu oxy từ tim lên các phần còn lại của cơ thể. Do những bộ phận này đã làm việc quá sức và trở nên yếu ớt nên chúng có thể bị vỡ. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này nhé!

Bệnh phình và tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Phình động mạch chủ là tình trạng phình một phần động mạch chủ, động mạch chính của cơ thể. Động mạch chủ có chức năng mang máu giàu oxy từ tim lên các phần còn lại của cơ thể. Do những bộ phận này đã làm việc quá sức và trở nên yếu ớt nên chúng có thể bị vỡ. Nếu tình trạng phình gây vỡ động mạch chủ xảy ra ở ruột thì có thể gây chảy máu nghiêm trọng và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Tách động mạch chủ là một tình trạng các mạch máu lớn phân nhánh ra khỏi tim, gây ra vết rách. Máu chảy tràn qua những vết rách, tạo ra các lớp bên trong và ở giữa, đây là nguyên nhân khiến các động mạch chủ bị bóc tách. Nếu động mạch chủ bị chèn ép quá mức dẫn đến vỡ động mạch thì tình trạng tách động mạch chủ thường gây tử vong.

Chứng phình động mạch có khả năng làm tăng nguy cơ gây tách động mạch chủ.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của tách động mạch chủ có thể khó để phân biệt với các vấn đề về tim mạch khác, chẳng hạn như đau tim. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau ngực hoặc đau lưng đột ngột, thường được mô tả như một vết rách, xé hoặc vết cắt, lan đến cổ hoặc xuống lưng;
  • Bất tỉnh;
  • Khó thở;
  • Đột nhiên bị chứng khó nói, mất thị giác, yếu hoặc liệt một bên cơ thể, tương tự như một cơn đột quỵ;
  • Lực yếu ở một cánh tay so với bên còn lại.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Các thành của động mạch chủ thường có tính đàn hồi, có thể kéo dài và sau đó thu lại một cách linh hoạt để thích ứng với lưu lượng máu. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như huyết áp cao và xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch), có thể gây suy yếu thành động mạch. Những vấn đề này kết hợp với sự hao mòn tự nhiên xảy ra trong quá trình lão hóa, có thể khiến thành động mạch bị suy yếu, lồi ra bên ngoài.

Tách động mạch chủ được chia thành hai nhóm, tùy thuộc vào phần của động mạch chủ bị ảnh hưởng:

  • Loại A. Đây là loại phổ biến và nguy hiểm hơn, có liên quan đến vết rách tại một phần của động mạch chủ ra khỏi trái tim hay vết rách tại động mạch chủ trên (động mạch chủ lên), có thể mở rộng vào trong ổ bụng;
  • Loại B. Loại này liên quan đến vết rách tại động mạch chủ dưới (động mạch chủ xuống), có thể mở rộng vào trong ổ bụng.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh phình và tách động mạch chủ?

Tách động mạch chủ là tình trạng tương đối phổ biến, thường xuyên xảy ra ở những người đàn ông trong độ tuổi 60 và 70. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh phình và tách động mạch chủ?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây phình và tách động mạch chủ, chẳng hạn như:

  • Tăng huyết áp;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Phình động mạch chủ từ trước;
  • Khiếm khuyết ở van động mạch chủ (có hai đầu nhọn ở van động mạch chủ);
  • Hẹp động mạch bẩm sinh;
  • Giới tính. Đàn ông có tỷ lệ mắc bệnh phình và tách động mạch chủ cao gấp 2 lần so với phụ nữ;
  • Tuổi tác. Tỷ lệ người mắc bệnh tách động mạch chủ từ có độ tuổi 60 đến 80;
  • Sử dụng cocaine. Chất này có thể là một yếu tố nguy cơ gây tách động mạch chủ vì nó tạm thời làm tăng huyết áp;
  • Mang thai. Tách động mạch chủ xảy ra ở những phụ nữ trong suốt thai kỳ nhưng hiếm gặp;
  • Cường độ cử tạ cao. Quá trình tập luyện cường độ cao có thể làm tăng nguy cơ bị tách động mạch chủ vì gây tăng huyết áp trong khi hoạt động;
  • Một số bệnh di truyền như: hội chứng Turner (huyết áp cao, bệnh tim và một số bệnh khác có thể dẫn đến rối loạn này), hội chứng Marfan (một tình trạng trong đó các mô liên kết có vai trò các cấu trúc khác nhau trong cơ thể bị suy yếu.), v.v.

5. Điều trị hiệu quả

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh phình và tách động mạch chủ?

Xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng bao gồm:

  • Siêu âm tim qua thực quản (TEE). Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh tim;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). CT scan tạo ra tia X để thiết lập hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Tối ưu hóa độ tương phản ở trái tim có thể giúp nhìn rõ hơn hình ảnh của động mạch chủ và các mạch máu khác trên ảnh chụp CT;
  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA). MRI sử dụng từ trường và xung năng lượng sóng radio để tạo hình ảnh của cơ thể. MRA sử dụng kỹ thuật này để chụp các mạch máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phình và tách động mạch chủ?

Điều trị chứng phình động mạch chủ phụ thuộc vào chỗ phình có kích thước như thế nào và phát triển ra sao, bạn có thể cần đến phẫu thuật. Bác sĩ sẽ giúp điều trị các mạch máu bị hư hại bằng thủ tục xâm lấn tối thiểu.

Chỗ phình nhỏ hiếm khi bị vỡ và thường được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp cao, chẳng hạn như thuốc chẹn beta. Loại thuốc này giúp giảm huyết áp và áp lực lên thành động mạch chủ. Siêu âm định kỳ là điều cần thiết để bảo vệ bạn khỏi các triệu chứng đột ngột khi điều trị không cần phẫu thuật.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Kiểm soát huyết áp;
  • Không hút thuốc;
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh;
  • Thắt dây an toàn giúp giảm nguy cơ chấn thương vùng ngực;
  • Thường xuyên gặp bác sĩ nếu bạn có tiền sử gia đình về bệnh tách động mạch chủ, một rối loạn mô liên kết hoặc van động mạch chủ có hai đầu nhọn. Nếu bạn bị phình động mạch chủ thì cần theo dõi bệnh thường xuyên và phẫu thuật nếu cần thiết để chữa bệnh phình động mạch.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Phình và tách động mạch chủ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM