Bệnh phì đại cuống mũi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cuống mũi là những vách ngăn mặt bên của mỗi lỗ mũi, được bao phủ bởi một lớp niêm mạc có mạch máu phong phú và làm nhiệm vụ cản bớt bụi cũng như làm ấm, ẩm không khí hít vào. Do lúc nào cũng tiếp xúc với các chất kích ứng hay dị nguyên, cho nên cuống mũi rất nhạy cảm với kích thích và dễ dàng bị sưng, viêm, dẫn đến phì đại. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh phì đại cuống mũi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Giống như polyp mũi, phì đại cuống mũi thường là nguyên nhân gây tắc nghẽn mũi. Cuống mũi hay xương xoắn mũi, là bộ phận quan trọng bên trong mũi giúp ngăn bụi bẩn và các hạt khác đi vào phổi. Cuống mũi có 3 phần: dưới, giữa và trên. Cấu trúc có dạng xương cong và xốp này giúp tăng độ ẩm và làm ấm không khí bạn hít vào, giúp phổi trao đổi khí hiệu quả hơn. Khi bạn bị dị ứng hoặc bệnh liên quan đến cấu trúc này, nó có thể bị viêm và sưng lên, làm cho mũi bị tắc nghẽn.

Phì đại cuống mũi đặc trưng bởi tình trạng sưng mạn tính cuống mũi. Các cuống mũi được bao phủ trong màng niêm mạc có chứa lượng lớn các mạch máu, vì vậy chúng rất nhạy cảm. Mặc dù tình trạng cuống mũi sưng là bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên và liên tục thì mũi sẽ bị tắc nghẽn lâu dài.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của phì đại cuống mũi là:

Tắc mũi liên tục; Nhiễm trùng xoang tái diễn (viêm xoang); Khó thở; Ngáy; Chảy máu mũi.

Điều này có thể dẫn đến khô các màng nhầy lót mũi. Cảm giác ngửi cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh này là do dị ứng. Dị ứng kích hoạt chức năng miễn dịch làm cuống mũi sưng lên.

Các chất kích thích tồn tại trong môi trường, chẳng hạn như khói thuốc lá, có thể gây ra kích ứng dẫn đến viêm cuống mũi.

Một nguyên nhân khác là do lệch vách mũi. Vách mũi lệch có thể làm sưng cuống mũi bù trừ, dẫn đến chỉ có một bên mũi bị sưng lên.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh phì đại cuống mũi?

Phì đại cuống mũi là tình trạng rất thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phì đại cuống mũi?

Chưa có thông tin về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phì đại cuống mũi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn y tế.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh phì đại cuống mũi?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc xem xét bệnh sử và khám mũi. Bạn cũng có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung khi tới phòng khám. Các xét nghiệm này có thể bao gồm nội soi các bộ phận mũi và khoang mũi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phì đại cuống mũi?

Thuốc kháng histamine và liệu pháp miễn dịch (hóa giải dị ứng) có thể giảm thiểu tần suất và mức độ nghiêm trọng của phản ứng miễn dịch và tình trạng sưng cuống mũi khi bị dị ứng.

Thuốc xịt steroid mũi được kê toa để giảm viêm cuống mũi và cải thiện hô hấp.

Nếu các biện pháp không có hiệu quả, bạn có thể phẫu thuật để làm giảm kích thước cuống mũi. Phẫu thuật này nhằm mục đích làm giảm kích thước của cuống mũi, giúp mũi thông thoáng. Có một số phương pháp phẫu thuật được thực hiện để giảm kích thước cuống mũi. Trong khi một số kỹ thuật loại bỏ một phần của cấu trúc xương, một số khác lại cố gắng làm mô cuống mũi co lại. Phẫu thuật cuống mũi có thể được thực hiện kết hợp với phẫu thuật phổi hoặc phẫu thuật xoang khi cần thiết.

Giảm kích thước cuống mũi bằng sóng năng lượng tần số radio là một thủ thuật đặc hiệu có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng của phì đại cuống mũi như tắc nghẽn và rối loạn giấc ngủ.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống cũng như dùng các loại thuốc giúp thông mũi để loại bỏ tình trạng viêm, làm mũi thông thoáng. Khi bị dị ứng, mũi thường bị viêm dẫn đến bị tắc nghẽn. Vì thế, nếu loại bỏ được các chất gây dị ứng từ chế độ ăn và từ môi trường xung quanh có thể ngăn chặn tình trạng này. Thường thì sữa và lúa mì là những thực phẩm gây nên tình trạng này nên bạn cần hạn chế chúng.

Như các bệnh lý dị ứng đường hô hấp khác, phì đại cuống mũi có thể được phòng tránh bằng cách ngưng tiếp xúc với các chất kích ứng cũng như chất gây dị ứng. Khi bệnh xảy ra, bạn có thể làm dịu đi tình trạng bệnh bằng các thuốc xịt rửa mũi và các thuốc chống dị ứng tại chỗ. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi bệnh mãn tính, không đáp ứng với thuốc hoặc bạn không thể dùng thuốc vì một lý do nào đó.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh phì đại cuống mũi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM