Luận án TS: Phát triển năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng của học sinh trong dạy học truyện ngắn ở lớp 12

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm phát triển năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng trong quá trình dạy học truyện ngắn, đồng thời đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng cho học sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn ở lớp 12. 

Luận án TS: Phát triển năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng của học sinh trong dạy học truyện ngắn ở lớp 12

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Truyện ngắn là một mô hình cỡ nhỏ của văn xuôi tự sự, có tính khu biệt với các thể loại văn học khác, có nghĩa là, chúng ta phải xây dựng hướng tiếp nhận đặc thù khi tổ chức dạy học thể loại này. Lâu nay, dạy học truyện ngắn vẫn chưa đạt kết quả là do người dạy chưa thực sự bám dựa 4 vào đặc trưng thi pháp thể loại (biểu tượng, chi tiết, sự kiện, tình huống, nhân vật, kết cấu, ngôi kể, lời kể, giọng kể, điểm nhìn,…) để huy động tái hiện, liên tưởng và tưởng tượng, điều này dẫn đến sự đứt gãy và rời biệt trong tương tác tâm lí giữa giáo viên cũng như học sinh với tác phẩm. Bên cạnh đó, khi dạy học truyện ngắn người dạy chưa định dạng được kiểu loại hình tượng và đặc trưng khu biệt của nó trong tâm lí sáng tạo của nhà văn, đồng thời chưa quan tâm gắn kết được nó trong mối quan hệ với các dấu hiệu thi pháp thể loại để tổ chức dạy học.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn của năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn ở nhà trường phổ thông.

Thực nghiệm những đề xuất trong thực tế dạy học đọc hiểu truyện ngắn ở lớp 12 để xem xét và khẳng định tính khả thi của những đề xuất về cách thức vận dụng các năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng vào tổ chức dạy học.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh ở lớp 12 trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo hướng tiếp nhận sáng tạo.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi cụ thể là truyện ngắn ở lớp 12; trong đó, chúng tôi chọn hai tác phẩm là Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân để khảo sát và thực nghiệm. Từ cơ sở đó, luận án đi vào nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học truyện ngắn cho chủ thể học sinh.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát

Phương pháp thống kê

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

1.5 Đóng góp của luận án

Thưc tế dạy học truyện ngắn ở THPT cho thấy: hiện tượng tách rời quá trình phân tích của GV với những cảm xúc chủ quan HS chính là nguyên nhân dẫn tới việc tổ chức tiếp nhận còn kém hiệu quả. Đặt vấn đề xây dựng những biện pháp để chiếm lĩnh truyện ngắn một cách khoa học, luận án sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học truyện ngắn đang đặt ra hiện nay.

Có thể thấy, một trong những nguyên nhân khiến giờ dạy học tác phẩm truyện ngắn trở nên không mấy hấp dẫn là do giáo viên vận dụng không đồng bộ các năng lực tiếp nhận để kết nối cảm xúc HS với tâm lí sáng tạo của nhà văn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Do đó, nếu phát huy được năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng sẽ khơi dậy được hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh trong dạy học truyện ngắn.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu về vấn đề tái hiện hình tượng, liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học văn

Tình hình nghiên cứu về vấn đề tái hiện hình tượng, liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học truyện ngắn

2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 

Cơ sở lí luận

Cơ sở thực tiễn

2.3 Một số biện pháp phát triển năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học truyện ngắn ở lớp 12

Những yêu cầu có tính định hướng trong dạy học truyện ngắn theo hướng phát triển năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng cho học sinh lớp 12

Một số biện pháp để triển năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng cho học sinh trong dạy học truyện ngắn ở lớp 12

2.4 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích thực nghiệm

Nguyên tắc thực nghiệm

Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Bài dạy và giáo viên thực nghiệm

Quy trình thực nghiệm

Chuẩn đánh giá kết quả thực nghiệm

Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm

Giáo án thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm

Một số kết luận sư phạm rút ra từ thực nghiệm

3. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài, luận án đã nhận diện đích xác vị trí của hoạt động tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng. Đồng thời ghi nhận ưu thế của nó trong quá trình phát triển năng lực tiếp nhận học sinh khi tổ chức chiếm lĩnh giá trị tác phẩm truyện ngắn. Từ việc tường minh và khu biệt một cách rành rẽ các thành tố trong cấu trúc của năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng, tác giả luận án đã đề xuất một số biện pháp sư phạm để phát huy được tính chủ động, khả năng kiến tạo và giải phóng tối đa những tiềm năng sáng tạo của người học. Vấn đề là, để có thể phát triển toàn diện được năng lực tiếp nhận cho người học, chúng ta không nên sử dụng độc tôn và duy nhất một phương pháp hay biện pháp nào đó mà phải vận dụng đồng bộ, linh hoạt và cần đặt nó trong tổng thể hệ thống các cách thức tổ chức dạy học.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Lê Thị Bừng (2013), Những điều kì diệu về tâm lí con người, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Đình Chú (1998), “Lại nói về cuộc cách mạng phương pháp trong sự nghiệp giáo dục”, Kỉ yếu hội thảo khoa học về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học các môn khoa học cơ bản trong trường Đại học sư phạm, tr.30 - 34.

Nguyễn Viết Chữ (2005), Hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học văn, Viện nghiên cứu sư phạm.

Trần Thanh Đạm (1974), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục.

Hà Nguyễn Kim Giang (2010), Phương pháp đọc diễn cảm, Nxb Đại học sư phạm.

4.2 Tiếng Anh

Ailsa Cox (2011), Teaching the Short Story, Edge Hill University, UK.

David Jacobsen – Paul Eggen – Donald Kauchk (1989), Metthods for teaching, Merrill Publishing Company, Ohio.

Jennifer Janechek, (2017), Strategies for Teaching Short storis, Jennifer Janechek and compiled group,University of Lowa.

Kieran Egan and Dan Nadaner (1998), Imagination and Education, New York: Teachers Clloege.

LaurieAnderson (2015), Using our Imaginations:Leadership and Innovation in Teaching and Learning, Simon Fraser University.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM