Luận văn ThS: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Luận văn Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những vấn đề có tính tổng quan, những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế hộ và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ hiện tại. Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở khu vực nông thôn huyện Định Hóa.

Luận văn ThS: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài

 Để thu được kết quả cao trong sản xuất, người dân đã dùng mọi biện pháp hoặc sử dụng bừa bãi các chế phẩm này làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi mà lãng quên đến môi trường sinh thái hiện nay đang bị đe dọa. Có nhiều người dân biết được sự nguy hại của các chế phẩm hoá học không nên sử dụng đối với môi trường đất, nước và không khí nhưng vẫn phải sử dụng vì mục đích kinh tế. Thêm vào đó, độ che phủ rừng của huyện, đặc biệt rừng phòng hộ cũng ngày càng thấp dần. Trước thực tế đang diễn ra như vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trƣờng khu vực nông thôn huyện Định Hóa” nhằm mục tiêu vừa phát triển kinh tế hộ nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn huyện Định Hóa. 

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng đời sống kinh tế hộ, chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ khu vực nghiên cứu. Xác định mối quan hệ giữa phát triển kinh tế hộ với môi trường sinh thái. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế của hộ gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, tiến tới sự phát triển bền vững của khu vực nông thôn huyện Định Hóa.

1.3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ và môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn huyện Định Hóa.

 Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn khu vực nông thôn huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên.

Về thời gian: Các tài liệu tổng quan về tình hình phát triển kinh tế hộ và môi trường sống của khu vực nông thôn huyện được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng từ năm 2005 đến nay.

1.4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Tìm hiểu, phân tích quá trình phát triển kinh tế hộ; những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và mối quan hệ giữa phát triển kinh tế hộ với môi trường sinh thái khu vực nông thôn huyện Định Hóa.

Qua các số liệu điều tra có thể đưa ra tổng quát về những khó khăn, thuận lợi, những tiềm năng và những thách thức trong quá trình phát triển bền vững khu vực nghiên cứu.

Đề xuất một số giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ vừa kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn nghiên cứu.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở khoa học của phát triển kinh tế hộ và môi trường khu vực nông thôn

Phương pháp nghiên cứu

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường sinh thái khu vực nông thôn huyện Định Hóa

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thực trạng phát triển kinh tế hộ và những vấn đề về môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa.

Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế hộ với môi trường sinh thái khu vực nghiên cứu

Một số vấn đề còn tồn tại và định hướng phát triển kinh tế hộ

2.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ và bảo vệ môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa

Giải pháp phát triển kinh tế

Giải pháp phát triển bền vững khu vực nghiên cứu

3. Kết luận

Nông thôn Việt Nam đang chịu nhiều tác động sâu sắc của quá trình phát triển hướng tới một xã hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhiều tác động đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi tận gốc nếp làm ăn, nếp sống, nếp nghĩ của con người, cũng như môi trường sống của họ theo cả chiều tốt và chiều xấu. Khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và huyện Định Hóa nói riêng hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề trăn trở cần được giải quyết như: Sản xuất nông nghiệp để thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người. Điều này đã dẫn đến việc tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, sử dụng nước và vấn đề thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước. Vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường, sức khỏe người dân nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vấn đề về giáo dục ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc miền núi: Bón phân tươi cho cây trồng, nuôi gia súc, gia cầm dưới sàn nhà,…

4. Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Bình (2007), “Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp’’, Tạp chí Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế & Quản lý môi trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Sinh Cúc (2000), “Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta 15 năm đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế (số 260), Hà nội.

Lê Trọng Cúc (2005), “Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững vùng núi Việt Nam“, Tạp chí Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM