Phản ứng căng thẳng cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phản ứng căng thẳng cấp tính là một phản ứng căng thẳng cấp tính xảy ra do một sự kiện căng thẳng nào đó. Từ 'cấp tính' có nghĩa là các triệu chứng xảy ra một cách nhanh chóng nhưng không kéo dài. Vậy nguyên nhân nào gây ra phản ứng căng thẳng cấp tính và cách điều trị mụn như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!

Phản ứng căng thẳng cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Phản ứng căng thẳng cấp tính là gì?

Một phản ứng căng thẳng cấp tính xảy ra do một sự kiện căng thẳng nào đó. Từ ‘cấp tính’ có nghĩa là các triệu chứng xảy ra một cách nhanh chóng nhưng không  kéo dài. Các sự kiện thường rất nghiêm trọng và một phản ứng căng thẳng cấp tính thường xảy ra sau khi một khủng hoảng đến bất ngờ. Điều này có thể là một vụ tai nạn nghiêm trọng, người thân mất đột ngột hoặc các sự kiện chấn thương khác.

Tai nạn giao thông đường bộ gây ra nhiều thương vong mỗi năm và bạn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hưởng bởi các tai nạn thảm khốc này. Phản ứng căng thẳng cấp tính cũng có thể xảy ra do xâm hại tình dục hoặc bạo lực gia đình.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng căng thẳng cấp tính?

Các triệu chứng thường phát triển nhanh chóng để phản ứng với các sự kiện căng thẳng trong vài phút hoặc vài giờ. Chúng thường biến mất ngay nhưng đôi khi kéo dài đến vài ngày hoặc vài tuần. Các triệu chứng của phản ứng căng thẳng cấp tính có thể bao gồm:

Các triệu chứng tâm lý như lo âu, chán nản, khó chịu, cảm xúc lên xuống, mất ngủ, kém tập trung, muốn được ở một mình. Các giấc mơ tái diễn hoặc bị quấy nhiễu bởi các hồi tưởng khó chịu. Tránh né bất cứ điều gì kích hoạt ký ức như tránh gặp mọi người, trò chuyện hoặc các tình huống khác, vì chúng gây ra đau khổ và lo lắng. Hành vi liều lĩnh hoặc hung hăng có thể gây hại bản thân. Cảm xúc bị tê liệt và xa lánh mọi người.

Triệu chứng về thể chất như:

  • Tim đập thình thịch (đánh trống ngực).
  • Cảm giác bị ốm (buồn nôn).
  • Đau ngực.
  • Nhức đầu.
  • Đau bụng.
  • Khó thở.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra phản ứng căng thẳng cấp tính?

Một phản ứng căng thẳng cấp tính thường do:

  • Một tai nạn nghiêm trọng;
  • Người thân mất đột ngột ;
  • Các sự kiện gây chấn thương;
  • Tai nạn giao thông;
  • Xâm hại tình dục;
  • Bạo lực gia đình.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc  phản ứng căng thẳng cấp tính?

Những người trải nghiệm những trường hợp sau đây có nguy cơ bị phản ứng căng thẳng cấp tính:

  • Tai nạn do khủng bố;
  • Các thảm họa lớn;
  • Chiến tranh.

Những người tham gia quân đội có nguy cơ cao hơn do trải qua nhiều kinh nghiệm cực đoan trong các cuộc xung đột.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán phản ứng căng thẳng cấp tính?

Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị phản ứng căng thẳng cấp tính?

Không cần điều trị, các triệu chứng thường tự hết khi các sự kiện căng thẳng kết thúc và bạn đối phó được với nó. Hiểu được nguyên nhân gây ra các triệu chứng và chia sẻ với bạn bè hay gia đình để được giúp đỡ. Tuy nhiên, một số người có triệu chứng nặng hơn hoặc kéo dài. Một trong các phương pháp sau đây thì có thể hiệu quả:

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

CBT là liệu pháp nói chuyện và dựa trên nguyên lý những kiểu tư duy nhất định có thể kích hoạt hoặc làm nghiêm trọng thêm một vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn hiểu mô hình suy nghĩ hiện tại của mình. Đặc biệt, xác định cụ thể các ý tưởng hay suy nghĩ có hại, vô ích và sai lệch. Mục đích nhằm thay đổi cách tư duy của bạn, tránh những ý tưởng tiêu cực đồng thời giúp bạn suy nghĩ thực tế và hữu ích hơn. Khi liệu pháp này được sử dụng với các phản ứng căng thẳng cấp tính, nó được gọi là liệu pháp hành vi nhận thức chuyên cho chấn thương.

Tư vấn

Tư vấn là một lựa chọn nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng. Tư vấn giúp bạn khám phá cách đối phó với căng thẳng và các triệu chứng gây ra do căng thẳng.

Thuốc

Một số loại thuốc uống có thể được lựa chọn để điều trị bệnh:

Thuốc ức chế thụ thể beta là một loại thuốc giúp giảm một số triệu chứng về thể chất gây ra do các kích thích căng thẳng. Thuốc ức chế bêta không gây nghiện, không gây an thần, không gây buồn ngủ và không làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Bạn có thể được kê toa thuốc này. Diazepam là một thuốc an thần nhóm benzodiazepine. Thuốc này hiếm khi được kê toa và chỉ sử dụng cho các trường hợp ngoại lệ trong một thời gian rất ngắn. Đây là thuốc gây nghiện và sẽ nhanh chóng mất tác dụng khi dùng dài ngày.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của phản ứng căng thẳng cấp tính?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Phản ứng căng thẳng cấp tính, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM