Luận án TS: Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam

Luận án Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.

Luận án TS: Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập, doanh nghiệp (DN) muốn tồn tại và phát triển thì trước hết, hoạt động kinh doanh phải mang lại hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh (HQKD) càng cao, DN càng có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Vì vậy, HQKD của DN phải được xem xét một cách toàn diện và phải đặt trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vận hành theo cơ chế thị trường, các ngành kinh tế, nhất là những ngành có thâm dụng vốn như ngành xây dựng (XD), được tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn để mở rộng quy mô hoạt động. Theo BMI ngành XD Việt Nam được dự đoán có tốc độ tăng trưởng trung bình 6,9%/năm tron vòng 10 năm tới, tuy giảm nhẹ so với trung bình 10 năm trước (7,1%/năm) nhưng vân ở mức cao so với trung bình thế giới. Đây sẽ là thị trường tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành xây dựng để phát triển trong tương lai.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa về mặt lý luận CTTC và HQKD của các DN

Phân tích thực trạng và xu hướng biến động CTTC của các DNXD tại Việt Nam

Phân tích thực trạng và xu hướng biến động HQKD của các DNXD tại Việt Nam

Xây dựng mô hình tác động CTTC đến HQKD của DNXD tại Việt Nam

Đo lường mức độ tác động của CTTC đến HQKD của DNXD tại Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao HQKD của DNXD tại Việt Nam. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tác động của CTTC đến HQKD của DNXD. Ngoài ra, còn có các biến phụ thuộc là các biến kiểm soát trong mô hình như: Quy mô, tuổi, tăng trưởng,... của DN.

- Phạm vi nội dung: Tập trung chính vào cấu trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh của DNXD tại Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2012-2017.

- Phạm vi không gian: Toàn bộ các DNXD tại Việt Nam 

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Bằng kết quả phân tích của 15.288 doanh nghiệp với 91.278 quan sát nghiên cứu đã dùng phương pháp định lượng gồm OLS, FEM, REM và GMM để thực hiện hồi quy tác động của CTTC đến HQKD của các DNXD tại Việt Nam nhằm xác định chiều hướng tác động của chúng. Kết quả cho thấy trong CTTC thì biến cấu trúc nguồn vốn (CTNV) và biến cấu trúc tài sản (CTTS) có tác động tích cực đến HQKD còn tỷ lệ hàng tồn kho và tỷ lệ các khoản phải thu có tác động trái chiều tới HQKD của các DNXD. Thông qua các kiểm định có ý nghĩa thống kê, còn cho thấy HQKD còn chịu sự tác động của biến quy mô và tuổi của DN. Ngoài ra, trong nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tốc độ tăng trưởng với HQKD. 

2. Nội dung

2.1  Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về mối quan hệ tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy phân vị để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Khoảng trống nghiên cứu

2.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về cấu trúc tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

Cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp xây dựng

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

Vai trò của cấu trúc tài chính đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

Cơ sở lý thuyết

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Mô hình nghiên cứu

2.4 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam

Tổng quan về các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012-2017

Thực trạng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012-2017

Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017

Kết quả nghiên cứu định lượng

2.5 Giải pháp và khuyến nghị chính sách

Quan điểm hoàn thiện cấu trúc tài chính để phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam trong quá trình hội nhập

Giải pháp hoàn thiện cấu trúc tài chính góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam trong quá trình hội nhập

Khuyến nghị

3. Kết luận

Trên cơ sở lý thuyết về CTTC của DN, luận án đã tổng hợp đưa ra quan điểm và phương pháp đo lường CTTC và HQKD của các DNXD tại Việt Nam. Theo đó, luận án này đã phân tích ảnh hưởng của CTTC đến HQKD của các DNXD tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017. Kết quả thực nghiệm cho thấy: cấu trúc nguồn vốn có tác động tích cực tới HQKD của DNXD điều đó có nghĩa là DN càng sử dụng nhiều nợ, càng kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ tốt nhất nếu như doanh nghiệp khai thác ở phân vị 0,1, càng ở mức phân vị cao thì việc sử dụng nợ sẽ làm giảm HQKD của DN. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đỗ Huyền Trang (2012), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều (2010), “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 238.

Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40),Trang: 14-22.

Đoàn Ngọc Phúc (2014), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 139

Đoàn Vinh Thăng (2016), “Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh: Vai trò tương tác của sở hữu Nhà nước”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, Số 10(2),Trang: 20-31. 

4.2 Tiếng Anh

Abor Joshua (2005), “The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis of listed firms in Ghana”, The journal of risk finance, Số 6 (5), Trang: 438-445.

Abu-Rub Nour (2012), “Capital structure and firm performance: Evidence from Palestine stock exchange”, Journal of Money, Investment and banking, Số 23(1), tr 109-117.

Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc (Bản dịch), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Ahmad Zuraidah, Norhasniza Mohd Hasan Abdullah và Shashazrina Roslan (2012), “Capital structure effect on firms performance: Focusing on consumers and industrials sectors on Malaysian firms”, International review of business research papers, Số 8 (5), Trang: 137-155.

Ahmed Sheikh Nadeem và Zongjun Wang (2013), “The impact of capital structure on performance: An empirical study of non-financial listed firms in Pakistan”, International Journal of commerce and Management, Số 23(4),Trang: 354-368. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kế toán - Kiểm toán trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM