Phá thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phá thai là tình trạng thai kỳ kết thúc sớm do sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ phôi thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến phá thai? Những phương pháp nào được thực hiện khi phá thai? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Phá thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Phá thai là tình trạng gì?

Phá thai là tình trạng thai kỳ kết thúc sớm do sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ phôi thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Chỉ những bác sĩ có giấy phép mới thực hiện được các thủ thuật này.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng sau khi bạn phá thai là gì?

Các triệu chứng phổ biến sau khi phá thai bao gồm chảy máu, đau bụng kiểu hành kinh hoặc khó chịu. Bạn có thể bị chảy máu và đau như bị hành kinh đến 14 ngày sau khi  phá thai.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

Nhiệt độ cơ thể tăng cao; Chảy dịch âm đạo; Tiếp tục đau bụng sau khi đã dùng thuốc giảm đau.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Những nguyên nhân nào khiến bạn phải phá thai?

Phá thai là quyết định của mẹ bầu khi không mong muốn sinh ra trẻ hoặc nhằm ngăn ngừa trẻ dị tật ra đời.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường gặp phải tình trạng phá thai này?

Phá thai là vấn đề mang tính cá nhân,  tùy thuộc vào quyết định của mội người. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào khiến bạn phải phá thai?

Có nhiều yếu tố làm bạn phải đưa ra quyết định phá thai, chẳng hạn như:

Tránh thai không hiệu quả; Phòng ngừa trẻ bị dị tật bẩm sinh; Mang thai do bị cưỡng hiếp hay có mối quan hệ loạn luân; Tình trạng cơ thể hoặc tinh thần gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu nếu tiếp tục mang thai.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thai kỳ trước khi phá thai?

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và làm xét nghiệm để chắc chắn rằng bạn đang mang thai. Bác sĩ có thể sẽ siêu âm để xác định thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi.

Những phương pháp nào dùng để phá thai?

Bác sĩ sẽ tiến hành phá thai phụ thuộc vào thai nhi đã được bao nhiêu tuần, bao gồm:

Phá thai nội khoa (phá thai sử dụng thuốc), như misoprostol, mifepristone, methotrexate; Phá thai phẫu thuật, chẳng hạn như phương pháp hút chân không hoặc phương pháp nong và nạo thai. Sau 9 tuần, bác sĩ chỉ có thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật để phá thai.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế việc phá thai?

Nếu bạn không muốn hoặc không có dự định có thai ngay thì có thể sử dụng các phương pháp tránh thai, ví dụ như dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Tham khảo Cách phá thai an toàn, lời khuyên từ các chuyên gia y tế!

Trên đây là một số thông tin về phá thai, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM