Những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc: Dược lý học y khoa

Mời bạn đọc cùng eLib.VN tìm hiểu những thông tin liên quan đến những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc qua bài viết dưới đây nhé.

Những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc: Dược lý học y khoa

1. Về phía thuốc

1.1 Độ tán nhỏ

Thuốc càng mịn, bề mặt tiếp xúc với dung môi càng tăng, tốc độ hòa tan càng lớn, thì thuốc hấp thu càng nhanh, hoạt tính càng cao.

1.2 Dạng tinh thế

Thuốc rắn có thể ở dạng vô định hình hoặc tinh thể, dạng vô định hình dễ tan hơn dạng tinh thể. Do ảnh hưởng của thời tiết, của sấy khô hoặc bảo quản, của điều kiện kết tinh, có những biến đổi từ dạng nọ sang dạng kia, từ đó làm thay đổi đáp ứng sinh học. Nhiều thuốc ở cả hai dạng khan hoặc ngậm nước, dạng khan dễ tan, tiếp thu sinh học dễ hơn ngậm nước. Tăng nhiệt độ lên vài độ khi sấy khô thì thuốc có thể chuyển từ dạng ngậm nước sang dạng khan, từ đó ảnh hưởng đến liều lượng dùng và tiếp thu sinh học.

Sản xuất viên nén, nếu nén càng mạnh, viên nén sẽ càng làm khó khăn cho sự tan vỡ và hòa tan, tác dụng điều trị sẽ tới chậm.

1.3 Bảo quản thuốc

Thuốc bột cần sấy khô bằng chất hút ẩm mạnh, gắn nút chặt vào chai, hết sức tránh đóng gói lẻ và cấp phát càng nhanh càng tốt;

Thuốc viên cần nút chặt vào chai, đóng gói lẻ dùng cho một đợt điều trị, tránh ánh sáng, độ ẩm, độ nóng.

Thuốc tiêm phải bảo quản đúng chế độ; vacxin, huyết thanh phải bảo quản lạnh; đa số thuốc tiêm phải giữ chỗ mát.

1.4 Thời hạn bảo quản và bảo hành

Trong bảo quản, việc theo dõi hạn dùng và thời gian bảo hành của chế phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng. Người thầy thuốc cần dự trữ cho chính xác đế luôn dùng thuốc còn thời hạn sử dụng.

Về bảo quản, thì độ ẩm quá cao, độ nóng quá lớn, nâm mốc, sâu bọ, chuột... là những kẻ thù mà ta phải tìm mọi biện pháp để loại trừ chúng.

2. Về phía người bệnh

2.1 Tuổi

Trẻ em; "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại" vì ở chúng có nhiều đặc điểm mà khi dùng thuốc cần lưu ý. Ở đây, nhấn mạnh đến trẻ sơ sinh, nhất là sơ sinh thiếu tháng.

Hấp thu: Khi mới ra đời, trong 24 giờ đầu, trẻ thiếu acid dịch vị cho đến ngày thứ 10. Độ acid của dạ dày chỉ đạt giá trị của người lớn khi trẻ đã 20 - 30 tháng tuổi đời.

Thời gian tháo sạch của dạ dày kéo dài, và không đều, chỉ đạt tiêu chuẩn của người lớn sau 6 - 8 tháng. Nhu động ruột thất thường, niêm mạc ruột chưa trưởng thành, chức năng mật chưa phát triển đủ. Vì những lẽ trên nên hấp thu thuốc qua ống tiêu hóa trẻ sơ sinh rất thất thường: Tăng hấp thu penicilin, ampicilin, erythromycin..., nhưng làm chậm hấp thu paracetamol, rifampicin...

Hấp thu qua đường trực tràng rấ t tốt, ví dụ đặt thuốc đạn chứa diazepam đạt nồng độ trong máu của trẻ sơ sinh ngang với tiêm tĩnh mạch.

Lưu lượng máu ở cơ vân khi mới sinh còn kém, co bóp cơ vân kém, lượng nước nhiều trong khối lượng cơ vân, sự co mạch phản xạ nhanh, do đó nhiều thuốc khi tiêm bắp cho trẻ sẽ hấp thu chậm và thất thường (như gentamicn, diazepam...).

Cần chú ý khi bôi thuốc ngoài da trẻ sơ sinh: Lớp sừng mỏng, da nhiều nước, nên dễ bị kích ứng, dễ hấp thu thuốc để gây độc toàn thân, như khi xoa bóp ngoài da cho trẻ băng rượu ethylic, bôi acid salicylic, long não, iod, neomycin, xanh methylen, thuốc đỏ, DDT, lindan (666), Wofatox ... Nhỏ vào niêm mạc mũi cũng phải cẩn thận, như nhỏ mũi tinh dầu, naphazolin, hơi amonicac có thể gây tử vong do làm tăng phản xạ gây ngừng tim, ngừng thở.

Phân phối thuốc: Ở trẻ sơ sinh, lượng nước của cơ thể nhiều và ở ngoại bào nhiều hơn ở nội bào. Tỉ lệ gan/thể trọng và não/thể trọng cao hơn so với ở người lớn.

Nhiều thuốc gắn kém vào protein - huyết tương của trẻ sơ sinh, do hàm lượng protein - huyết tương ở chúng giảm về số lượng và kém về chất lượng. Vì vậy, nhiều thuốc tăng tác dụng, tàng độc tính, như theophylin, aminophylin, phenylbutazon, luminal (gardenal).v.v...

Tỉ lệ não/thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn, tế bào thần kinh chưa biệt hóa đầy đủ, não trẻ sơ sinh chứa nhiều nước so với não người lớn, hàng rào máu – não chưa phát triển đủ, lưu lượng máu não ở trẻ sơ sinh cao hơn ở nưgời lớn. Vì lẽ trên, thuốc vào th ần kinh trung ương của trẻ nhanh hơn, nhiều hơn ở người lớn, tác dụng và độc tính của những thuốc đó tăng lên.

Chuyển hóa thuốc: Gan trẻ sơ sinh chưa đủ enzym chuyển hóa thuốc, nên thuốc dễ tích lũy, tác dụng và độc tính thuốc sẽ tăng lên.

Thải qua thận: Lúc mới ra đời, thận chưa làm đủ chức năng thải trừ thuốc, lượng máu qua thận còn yếu, nên nhiều thuốc sẽ chậm thải và gây độc cho trẻ, ví dụ streptomycin, gentamicin, aspirin, sulfamid, penicilin, paracetamol, luminal...

Những điểm khác: Trẻ không chịu được thuốc làm giảm nước và thay dổi chất điện phân (như các thuốc nhuận tràng, tẩy, long đờm, gây nôn, lợi niệu...).

Tránh dùng tetracyclin khi răng đang phát triển. Tuyệt đôl không dùng mọi chế phẩm, hoạt chất của thuốc phiện (morphin, pethidin..) cho trẻ.

Người có tuổi: Trong thực tế, tai biến do dùng thuốc ở lứa tuổi 60 - 70 thường gấp đôi so với tuổi 30 - 40, đó là do những tổn thương dằng dai của những quá trình bệnh lý kéo dài lê thê trong suốt cuộc đời đã dẫn đến giảm sút những tế bào có hoạt tính, làm cho người có tuổi dễ nhạy cảm với độc tính của thuốc.

Kê một đơn thuốc nhiều vị là điều cố tránh, gễ gây nguy hiểm cho người già, vì có thể tạo tương tác thuốc bất lợi và do đó, những tác dụng không mong muốn của thuốc cũng tăng lên.

Đối với người già, phải có y tá, thân nhân trực tiếp hướng dẫn dùng thuốc, dù bất kỳ với dạng bào chế nào.

Khuynh hướng chung ở người già là thuốc chậm hấp thu ở ống tiêu hóa, gắn kém vào protein - huyết tương, gan "già cỗi" nên khó chuyển hóa thuốc, thận cũng "hóa già" nên kém thải thuốc.

Vì những lẽ trên, nguyên tắc chung dùng thuốc ở người có tuổi là:

Đề phòng và chữa bệnh, có nhiều biện pháp, nếu cho kết quả tốt mà không cần thuốc thì là biện pháp tốt; không nên cứ nói đến bệnh là nghĩ ngay đến thuốc.

Nếu nhất thiết phải dùng thuốc mới chữa được bệnh thì dùng càng ít loại thuốc càng tôt, chọn thuốc ít độc, có "chỉ số điều trị" rộng mà hiệu lực cao, nên chọn con đường dùng thuốc an toàn nhất mà vẫn bảo đảm công hiệu, ví dụ, nếu khó ngủ có thể điều trị toàn diện (xoa bóp, thể dục liệu pháp, điều chỉnh giờ giấc làm việc sinh hoạt, hạn chế dùng thuốc là hóa chất mà dùng thức ăn - thuốc, như thuốc nguồn gốc cây cỏ: hạt sen, cùi nhãn, lạc tiên, vông nem...).

Chọn liều thích hợp, tôi ưu, bảo đảm vừa an toàn, vừa công hiệu, phải tính đến trạng thái cơ thể, bệnh tật, khả năng giải độc của gan và thải trừ của thận; luôn nhớ khi chữa bệnh này lại có thể gây tác hại cho cơ thể do có thêm bệnh khác.

Khi dùng thuốc nhiều ngày trong một thời gian dài, đối với người có tuổi, phải thực hiện đủ chế độ theo dõi kiểm tra, sơ kết nhận định kết quả từng thời gian và điều chỉnh khi cần. Người có tuồi thường gặp nhiều bệnh mạn tính, phải dùng thuốc có khi trong nhiều tháng, nhiều năm, dùng từng đợt, dài hoặc ngắn tùy bệnh, tùy thuốc hoặc tùy kết quả chữa bệnh, ta nên thu xếp có những khoảng thời gian nghỉ thuốc xen kẽ.

Trong những hoàn cảnh trên, dễ gây ra tai biến do thuốc nếu dùng thuốc tùy tiện.

Một số thuốc cần dùng cẩn thận ở người có tuổi:

Morphin, pethidin (Doỉosal; Dolargan), lidocain, paracetamol, papaverin, streptomycin,

gentamicin, các tetracyclin, saccharin (đường hóa học), furosemid (Lasix), quinidin, etham - butol, aspirin và các salicylat, diazepam (Seduxen), phenylbutazon , cimetidin (Taganiet), rượu ethylic, các loại penicilin, các thuốc chống lao, các thuốc làm dịu an thần gây ngủ, mọi chế phẩm của thuốc phiện, thuốc giảm đau chống viêm...

2.2 Quen thuốc và nghiện thuốc

Quen thuốc là

Muôn tiếp tục dùng thuốc (nhưng không bắt buộc), vì dùng có cảm giác dễ chịu.

Rất ít khuynh hướng tăng liều,

Thuốc làm thay đối một phần về tâm lý, nhưng khi bỏ thuốc, không có nhiều rối loạn về sinh lý.

Nghiện thuốc là

Thèm thuồng mãnh liệt, xoay sở mọi cách để có thuốc dùng.

Có khuynh hướng tăng liều rõ rệt.

Thuốc làm thay đổi về tâm lý và thể xác rõ rệt, nô lệ hoàn toàn vào thuốc; khi cai thuốc, có rối loạn m ạnh về tâm lý và sinh lý;

Có hại cho bán thân và xã hội.

Quen thuốc như luminal, diazepam, cafein, nicotin, cocain... Nghiện thuốc như rượu

ethylic, mọi chế phẩm của thuốc phiện... Người thầy thuốc cần đặc biệt thận trọng khi

cho người bệnh dung thuốc có thể gây quen hoặc nghiện và phải tuân theo nghiêm ngặt

mọi quy chế dược chính.

2.3 Chế độ dinh dưỡng

Ảnh hưởng của thức ăn tới tác dụng thuốc: Thuốc sẽ thay đổi hấp thu tùy theo độ acid của dạ dày, ví dụ trong bữa ăn no, dạ dày sẽ ít toan hơn lúc đói, nên aspirin giảm hấp thu ở dạ dày.

Khi no, sự tháo sạch của dạ dày chậm đi, thuốc sẽ nằm lâu ở dạ dày và do đó sẽ chậm hấp thu ở ruột.

Chế độ ăn thiếu đạm, thiếu mỡ làm cho thuốc chậm chuyển hóa ở gan. Thuốc nào gây nôn sẽ bớt tác dụng phụ này khi uống cùng với sữa hoặc uống trong lúc no.

Một số thuốc chậm hấp thu do thức ăn: Amoxicilin, một sô cephcdosporin, các sulfamid, aspirin, paracetamol, digoxin, furosemid...

Một số thuốc tăng hấp thu nhờ thức ăn: Qriseofulvin, vitamin, spironolacton, hydroclorothiazid, nitrofurantoin...

Ánh hưởng của nước và chất lỏng tới tác dụng thuốc:

Nước: Nước giúp thuốc chóng tới tá tràng là nơi thuốc dễ hấp thu. Nếu uống thuốc với quá ít nước hoặc nuốt thuốc mà không dùng nước, uống thuốc viên ở tư thế nằm, thì thuốc lưu lại thực quản lâu, dễ gây loét tại chỗ, ví dụ: Với chế phẩm chứa sắt, muối kali, theophylin, lincomycin, aspirin, phenylbutazon, doxycyclin.v.v...

Nước còn cần khi chữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hoặc giúp tăng thải thuốc qua đường tiết niệu, ví dụ các sultamid, bactrim, fansidar.

Nước hoa quả, nước canh chua làm tăng phân hủy erythromycin, ampicilin.

Sữa: Sữa chứa calci, tạo được phức hợp làm giảm tác dụng của nhiều thuốc (tetracyclin, muối sắt, lincomycin...).

Không được hòa tan thuốc trong bình sữa cho trẻ bú, vì có thể trẻ không bú hết lượng sữa trong bình hoặc thuốc có thế dính vào thành bình, vào vú cao su.

Sữa làm chậm hấp thu penicilin V, theophylin, aminophylin..., sữa làm giảm kích ứng dạ dày của một số thuốc.

Cà phê, nước chè, cacao, chocolast: Một số thuốc dùng cùng các chất trên (những chất này chứa tanin), nên thuốc sẽ kết tủa và giảm hấp thu qua ô'ng tiêu hóa, ví dụ dùng papaverin, atropin, ephedrin, chê phẩm chứa sắt.

Do làm lợi niệu, nên cà phê, chè, cacao giúp nhiều thuốc tăng thải. Thuốc hạ sốt giảm đau (aspirin, paracet.amol) sẽ tăng tác dụng khi uống cùng chè, cà phê. Cimetidin ức chế chuyển hóa của caíein (trong chè, cà phê) nên làm tăng độc tính của cafein (như mất ngủ, bồn chồn, mê sảng). Cafein kích thích thần kinh trung ương, nên đôl kháng với thuốc ngủ, an th ần (như khi uống cà phê cùng Seduxen sẽ làm m ất tác dụng gây ngủ của Seduxen).

Rượu ethylic: Liều cao rượu gây co thắt hạ vị, làm chậm sự tháo sạch của dạ dày, nên làm giảm tôc độ hấp thu penicilin V, diazepam, các vitamin. Rượu kích thích ống tiêu hóa, làm tăng tính thấm của một số thuốc mà lúc thường rất khó thấm , như khi uống rượu cùng streptomycin hoặc thuốc chông giun sán.

Nghiên rượu làm protein - huyết tương sút kém, nên nhiều thuốc sẽ khó gắn vào protein - huyết tương và tăng tác dụng, tăng độc tính, ở người nghiện rượu, cần tránh mọi thuốc nguy hiểm cho người động kinh, suy gan, người loét dạ dày - tá tràng.

Một sô thuốc cần dùn g thận trọn g ở người nghiện rượu:

Thuốc ngủ, an thần, thuốc chống dị ứng, isoniazid, tetracyclin, cloramphenicol, ampicilin, các sulfamid, phenytoin, fansidar, bactrim, metronidazol (Flagyl), các cephalosporin, tolbutamid, clopropamid.v.v...

2.4 Dị ứng thuốc

Một số thuốc có thể dị ứng ở một số người bệnh và có đặc điểm sau:

  • Nghiêm trọng, có thể tử vong.
  • Tác động đến số lớn cơ quan và chức phận của cơ thể.
  • Tính đa dạng về biểu hiện lâm sàng, không có đặc hiệu.
  • Dị ứng thuốc không phải là tai biến do dùng thuốc quá liều hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Những biểu hiện của dị ứng thuốc:

Loại I (tức thì, loại phản vệ)

Tại chỗ ở da: Mày đay, ban đỏ, đỏ da tróc vẩy, ngứa sẩn, chàm, ghẻ nước, viêm da bọng nước, phù, ban xuất huyết;

Hô hấp; Viêm mũi, viêm xoang, hen phế quản;

Tiêu hóa: Viêm miệng, viêm lưỡi, viêm và chảy máu ông tiêu hóa;

Toàn thân: Gay go nhất là choáng phản vệ (lo lắng, cảm giác bốc hỏa, đau xương ức, khó thở, trụy mạch).

Một số thuốc gây dị ứng loại I: Procain, luminal, các loại penicilin, aspirin, huyết thanh, vacxin, streptomycin, gentamicin, neomycin, các sulfamid, theophylin, glafenin, vitamin B1 (tiêm tĩn h mạch...).

Loại II (tức thì, loại hủy tế bào)

Hủy hoại tế bào, thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.

Một số thuốc gây dị ứng loại II: Analgin, quinin, quinidin, cortisol, dexamethason...

Loại III (bệnh huyết thanh)

Sốt, lách to, tổn.thương ngoài da, viêm thận, đái ít, viêm mạch...

Một số thuốc gây dị ứng loại III: Procain (novocain), luminal, huyết thanh, các vacxin, streptomycin, gentamicin, neomycin, các sulfamid, cortisol...

Loại IV (chậm đến)

Viêm da do tiếp xúc, đỏ da, ban đỏ...

Một số thuốc gây dị ứng loại IV: Cortison, hydrocortisol, dexam ethason, procain, luminal, các sulfamid...

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc.

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM