Bệnh nhiễm vi khuẩn Salmonella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella trong dạ dày và ruột. Bệnh này tương tự như viêm dạ dày. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ sẽ tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Dưới đây là bài viết chi tiết về bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh nhiễm vi khuẩn Salmonella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella trong dạ dày và ruột. Bệnh này tương tự như viêm dạ dày. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ sẽ tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Một đại dịch có thể xảy ra khi nhiều người cùng ăn thực phẩm bị ô nhiễm (như ăn tại cùng một nhà hàng). Một số người bị tiêu chảy nặng phải nhập viện để truyền dịch và sử dụng kháng sinh.

Nhiễm vi khuẩn Salmonella có nguy hiểm không?

Hầu hết bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella sống trong môi trường kém vệ sinh, ô nhiễm và nhiễm vi khuẩn. Do đó, họ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm và các nhiễm trùng khác. Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn Salmonella nếu tiếp xúc gần gũi với những người khác bị nhiễm bệnh.

Hơn nữa, trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu có nhiều khả năng nhiễm vi khuẩn Salmonella. Tỷ lệ bị sốt Salmonella ở các nước kém phát triển cao hơn nhiều so với các nước phát triển.

2. Triệu chứng

Triệu chứng chính của nhiễm vi khuẩn Salmonella là tiêu chảy. Các triệu chứng có thể nhẹ, phân lỏng từ 2-3 lần mỗi ngày. Triệu chứng này cũng có thể kèm theo tiêu chảy nghiêm trọng mỗi 10 hoặc 15 phút. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như máu trong phân, đau bụng, nôn mửa, sốt và nhức đầu.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella do ăn thực phẩm, đặc biệt là trứng, thịt bò, thịt gia cầm, trái cây hoặc uống nước hay sữa bị ô nhiễm. Thực phẩm nấu chín giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng. Salmonella có thể lây lan từ người này sang người khác nếu họ không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Salmonella cũng có thể lây nhiễm sang người từ vật nuôi như rùa và bò sát.

4. Nguy cơ mắc phải

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh này như:

  • Đi du lịch hoặc làm việc ở những nơi hoặc khu vực có dịch bệnh Salmonella.
  • Làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc tiếp xúc với vi khuẩn Salmonella.
  • Tiếp xúc với bệnh thương hàn.
  • Có hệ miễn dịch suy yếu do dùng thuốc như corticosteroid hoặc HIV/AIDS.
  • Uống nước bị ô nhiễm có thể chứa Salmonella.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Salmonella?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, bạn sẽ được xét nghiệm phân, máu và nước tiểu để có kết quả chính xác nhất. Xét nghiệm máu nên được tiến hành để loại trừ các bệnh khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm vi khuẩn Salmonella?

Nhiễm trùng Salmonella nhẹ không cần điều trị. Hầu hết bệnh nhân tự phục hồi trong vòng 24-48 giờ. Bạn nên được cách ly hoặc sử dụng phòng vệ sinh riêng. Rửa tay là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.

Nếu bạn bị sốt và nhiễm trùng nghiêm trọng (sốt thương hàn), bạn cần điều trị kháng sinh. Uống nhiều nước để tránh mất nước. Có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với chất lỏng Gatorade hoặc Pedialyte cho đến khi hết tiêu chảy. Sau đó, bạn có thể bắt đầu ăn thức ăn bình thường từ từ trở lại. Các sản phẩm từ sữa có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn, do đó bạn nên tránh ăn trong vài ngày. Nếu tiêu chảy nặng, bạn có thể cần truyền dịch tĩnh mạch.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với căn bệnh này:

  • Nấu chín các món ăn.
  • Lưu trữ thực phẩm đúng cách. Ví dụ như không để rau trộn với sốt mayonnaise ở nhiệt độ phòng trong vài giờ.
  • Chỉ uống sữa thanh trùng.
  • Chỉ uống nước đóng chai khi đi du lịch.
  • Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc động vật có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Salmonella như rùa trong kỳ sinh sản.
  • Rửa tay cẩn thận sau khi sử dụng nhà vệ sinh để tránh lây lan bệnh.
  • Uống nước chứa các chất điện giải (như các loại nước uống thể thao) cho đến khi tiêu chảy ngừng hẳn.
  • Có chế độ ăn uống ít calo sau khi tiêu chảy dừng hẳn.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị mất nước (nếp nhăn da, khô da và nước tiểu ít hay sẫm màu) hoặc có các triệu chứng kéo dài hơn 48 giờ như sốt cao, tiêu chảy nặng, da hoặc mắt vàng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Nhiễm vi khuẩn Salmonella, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM