Nhiễm trùng do mèo cào - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng do mèo cào thường xảy ra ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi, đặc biệt trẻ từ 3 đến 12 tuổi. Triệu chứng có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi hay nhức đầu. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Nhiễm trùng do mèo cào - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào) là bệnh gì?

Nhiễm trùng do mèo cào, hay bệnh mèo cào, là bệnh nhiễm trùng do vi trùng có trong móng của mèo. Nhiễm trùng lan tới hạch bạch huyết gần với vết cào nhất. Tuyến bạch huyết là các khối mô thuộc một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng chống nhiễm trùng.

Bệnh do mèo cào khá hiếm. Đa số các trước hợp xảy ra khoảng thời gian đầu thu hay giữa mùa đông.

Những ai thường mắc phải nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào)?

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi. Khoảng 80% các trường hợp xảy ra đối với bệnh nhân dưới 21 tuổi, thường gặp nhất từ 3 đến 12 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào) là gì?

Triệu chứng thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn bị mèo cào. Đầu tiên là có một khối nhô lên hình thành ở vết thương không kèm theo mủ. Sau 1 đến 3 tuần, tuyến bạch huyết gần khối u bắt đầu sưng. Sự sưng ở những vết cào này cho thấy số lượng bạch cầu (những tế bào chống nhiễm trùng) tăng và bắt đầu chống lại vi trùng. Có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi hay nhức đầu.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ .

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Một số các hạch bạch huyết sưng lên sẽ trở lại bình thường đối với những nhiễm khuẩn nhẹ, có thể tự chữa lành. Tuy nhiên, nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nếu hạch bạch huyết:

Xuất hiện mà không có ổ viêm nhiễm nào gần đó; Tiếp tục to ra hay đã kéo dài trong hai tới bốn tuần; Cảm thấy cứng hay không đàn hồi, hay không di chuyển khi bạn ấn vào; Xuất hiện cùng sốt dai dẳng, đổ mồ hôi ban đêm hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân; Có vết đỏ gần vết mèo cào.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào) là gì?

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng là do loại vi trùng có tên Bartonella henselae. Hầu hết mèo nội địa đều có mang theo vi trùng này nhưng ít khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào)?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do mèo cào bao gồm:

Tiếp xúc với mèo; Đùa giỡn với mèo bằng những trò chơi dễ bị mèo cào hay cắn; Để mèo liếm vào vết thương trên da; Không vệ sinh cho mèo.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào)?

Trong đa số các trường hợp nhẹ, hệ thống miễn dịch của cơ thể tự chữa lành mà không cần dùng thuốc. Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể không hoạt động tốt, bác sĩ có thể dùng phương pháp điều trị bằng kháng sinh trong một đến hai tuần thì bệnh sẽ lành hoàn toàn. Những người có hệ thống miễn dịch yếu (như người bệnh HIV hay AIDS), bệnh có thể diễn tiến tới các nhiễm trùng nghiêm trọng và cần điều trị bằng kháng sinh.

Nghỉ ngơi là phương pháp tốt nhất cho đến khi cơ thể hết sốt và phục hồi. Không cần chế độ ăn đặc biệt nào cho bệnh này, nhưng bạn nên uống nhiều nước trong giai đoạn bị sốt. Uống thuốc giảm đau có thể hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên vết cào gần nhất và kiểm tra hình dạng vết cào cùng các nốt đỏ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng có mủ đang chảy qua da gần vết cào.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:

Nghỉ ngơi thật nhiều cho đến khi hết sốt và cơ thể phục hồi năng lượng; Uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ cho đến khi hết bệnh; Theo dõi vết mèo cào và các dấu hiệu nhiễm trùng; Không tiếp xúc với thú hoang, hãy dạy trẻ nhỏ cách tránh xa thú hoang; Cắt móng cho mèo, nếu có thể.

Không cần cách li người bị mèo cào do bệnh này không lây lan.Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Nhiễm trùng do mèo cào, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM