Bệnh nhiễm sán dây chó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh nhiễm sán dây chó là tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng chủ yếu xảy ra ở những nơi mà con người tiếp xúc gần gũi với vật nuôi hoặc chó. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị nào là hiệu quả? Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh nhiễm sán dây chó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Nhiễm sán dây chó là bệnh gì?

Nhiễm sán dây chó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một trong hai loại sán kim và sán dây đa nang. Các nhiễm trùng này còn được gọi là bệnh nang sán.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm sán dây chó?

Bệnh sán dây chó có thể không biểu hiện triệu chứng trong 10 hoặc 20 năm. Điều này là do u nang sán phát triển chậm. Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

  • Đau bụng ;
  • Đau ngực ;
  • Ho kéo dài ;
  • Giảm cân không chủ ý;
  • Yếu;
  • Vàng da (da và lòng trắng mắt vàng) ;
  • Sốt ;
  • Phân có máu ;
  • Nhức đầu ;
  • Co giật.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sán dây chó?

Bệnh này rất phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng chủ yếu xảy ra ở những nơi mà con người tiếp xúc gần gũi với vật nuôi hoặc chó.

Động vật nhiễm bệnh như chó hoặc cừu, truyền qua cho con người. Chúng ta có thể bị lây nhiễm trực tiếp qua thức ăn bị nhiễm sán hoặc bị nhiễm gián tiếp bằng cách chơi đùa hoặc xử lý động vật bị nhiễm bệnh.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán dây chó?

Yếu tố nguy cơ bao gồm tiếp xúc với:

  • Gia súc;
  • Hươu nai ;
  • Phân của chó ;
  • Lợn;
  • Cừu;
  • Lạc đà.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm sán dây chó?

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi các triệu chứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm nang sán chó hoặc sán chó tổ ong, các xét nghiệm có thể được thực hiện để tìm ra u nang bao gồm:

Chụp X-quang, chụp CT hoặc siêu âm để tìm các nang. Xét nghiệm máu như xét nghiệm miễn dịch (ELISA), xét nghiệm chức năng gan.

Hầu hết các u nang của bệnh sán dây chó được tìm thấy khi làm chẩn đoán hình ảnh cho một tình trạng sức khỏe nào đó.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sán dây chó?

Điều trị bệnh sán dây chó khác nhau, tùy thuộc vào các triệu chứng và vị trí của các u nang. Những thuốc điều trị nhiễm giun được gọi là thuốc triệt giun sán.

Bác sĩ có thể giết chết sán dây chó với dạng thuốc tiêm. Sau khi sán dây chó đã bị tiêu diệt hết, bạn vẫn có thể phải uống thuốc đề phòng sán tiếp tục phát triển. Một phương pháp điều trị là tiêm thuốc để loại bỏ các nang sán. Trường hợp nặng có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ các nang.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sán dây chó là gì?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh sán dây chó:

  • Tránh xa động vật hoang dã.
  • Tránh tiếp xúc với những con chó hoang ;
  • Rửa tay sau khi chạm chó, mèo hay thú cưng và trước khi chế biến thức ăn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Nhiễm sán dây chó, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM