Luận án TS: Nhân tố tổng hợp đại diện quản trị công ty tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết ở Việt Nam

Luận án Nhân tố tổng hợp đại diện quản trị công ty tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết ở Việt Nam tập trung nghiên cứu lý thuyết đại diện, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho rằng HĐQT, BKS với đầy đủ các thành phần, đa dạng cơ cấu làm gia tăng vai trò giám sát, giảm xung đột lợi ích cũng như hạn chế hành vi QTLN.

Luận án TS: Nhân tố tổng hợp đại diện quản trị công ty tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Theo lý thuyết tới hạn (Critical mass theory)4 , cùng với kết quả nghiên cứu của bản thân, tác giả cho rằng tại Việt Nam, các đặc điểm riêng lẻ của HĐQT, BKS có thể chưa đạt đến giá trị đủ lớn để đủ sức gây tác động đến QTLN và có thể khi tổng hợp các đặc điểm riêng lẻ thành một nhân tố tổng hợp thì sẽ đạt đến giá trị đủ lớn nên sẽ tác động đến QTLN. Đồng thời, kế thừa ý tưởng nghiên cứu của Hoang (2014) về nhân tố tổng hợp đại diện sự đa dạng của HĐQT tác động đến chất lượng lợi nhuận nên tác giả cho rằng cần thiết phải có nghiên cứu về QTCT với một kết quả đồng nhất thể hiện QTCT tác động đến hành vi QTLN. Do đó trong nghiên cứu tác giả xem xét nhân tố tổng hợp HĐQT (tổng hợp 5 đặc điểm: quy mô, tỷ lệ thành viên độc lập, trình độ chuyên môn, sự kiêm nhiệm, số lần họp), nhân tố tổng hợp BKS (tổng hợp 4 đặc điểm: quy mô, tỷ lệ thành viên độc lập, trình độ chuyên môn, số lần họp) đại diện QTCT làm hạn chế hành vi QTLN.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Khám phá nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi QTLN tại các CTSXNY ở VN.

Đo lường mức độ tác động của nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi QTLN tại các CTSXNY ở VN. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi.

Phạm vi nghiên cứu: công ty sản xuất niêm yết trên HOSE và HNX nhằm đánh giá nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi QTLN để từ đó đề xuất các hàm ý chính sách hổ trợ nhóm ngành này nâng cao chất lượng BCTC, hạn chế hành vi QTLN.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu đã được xác lập như trên, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo tuần tự khám phá với trình tự nghiên cứu trải qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1 sử dụng nghiên cứu định tính nhằm khám phá nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi QTLN bên cạnh các nhân tố đã phát hiện trong các nghiên cứu trước. Luận án đã dựa vào các tài liệu có liên quan và thông qua phỏng vấn sâu ba xvi nhóm chuyên gia am hiểu về QTLN với các câu hỏi mở nhằm khám phá thêm các nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi QTLN.

- Giai đoạn 2 sử dụng kết quả nghiên cứu đạt được ở giai đoạn để xác định thang đo và thu thập dữ liệu định lượng (dựa trên số liệu thu thập từ các BCTC, BCTN, BCQT của các CTSXNY trên hai sàn chứng khoán TPHCM và chứng khoán Hà Nội) và xây dựng phương trình hồi quy nhằm mục đích đo lường (giải thích) mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tổng hợp đại diện QTCT đối với hành vi QTLN tại Việt Nam.

1.5 Đóng góp của luận án

- Cung cấp bức tranh toàn diện về hành vi QTLN, từ đó hổ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành các quy định xử phạt, ràng buộc đối với các công ty niêm yết.

- Đóng góp các hàm ý chính sách xây dựng khuôn khổ QTCT hiệu quả nhằm hạn chế hành vi QTLN.

- Đóng góp công cụ hữu ích cho công ty kiểm toán, kiểm toán viên có nhận định sơ bộ về hành vi QTLN thông qua đánh giá nhân tố tổng hợp HĐQT, BKS phục vụ cho lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả.

- Nghiên cứu giúp CTSXNY nhận ra tầm quan trọng của QTCT tốt trong việc hạn chế mức độ QTLN, góp phần nâng cao chất lượng BCTC.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam

Khoảng trống nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý thuyết

Quản trị công ty và quản trị lợi nhuận

Lý thuyêt nền tảng chi phối hành vi quản trị lợi nhuận

Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

2.4 Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định lượng

Bàn luận kết quả nghiên cứu định lượng

2.5 Kết luận và hàm ý chính sách

Kết luận

Đóng góp của luận án

Một số hàm ý chính sách

Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai

3. Kết luận

Trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới là vấn đề quan tâm của mỗi quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, dịch vụ, công nghệ, thị trường vốn...các công ty phải nổ lực cung cấp một BCTC đẹp nhất có thể nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Vì vậy làm phát sinh xung đột lợi ích giữa các bên khi tham gia vào thị trường vốn. Theo lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết hành vi cũng như lý thuyết các bên có liên quan, công ty cần có một cơ chế giám sát hiệu quả nhằm hạn chế xung đột lợi ích giữa các bên.

Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án cung cấp bằng chứng tin cậy về thông lệ QTCT tốt với HĐQT hiệu quả làm gia tăng vai trò giám sát hoạt động của NQL, giảm xung đột lợi ích giữa các bên và đặc biệt hạn chế hành vi QTLN trên cả hai phương diện cơ sở dồn tích và hoạt động kinh tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng BCTC của các CTSXNY.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015). Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: trường hợp Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội Nhập, số 22(32), 42 -49.

Đặng Ngọc Hùng (2015). Nghiên cứu xu hướng QTLN do thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí kinh tế & Phát triển, số 219, trang 46 -54.

Nguyễn Thị Phương Thảo (2011). Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc QTLN: Trường hợp các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận án thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

Phạm Thị Kiều Trang (2017). Phân tích tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế

Nguyễn Ngọc Thanh (2010). Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện – Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, kinh tế và kinh doanh 26(2010), 30-36

4.2 Tiếng Anh

Abbott, L., Susan, P., Peters, F.G and Kanna, R., (2003). An empirical investigation of audit fees, non –audit fees and audit committees. Comtemporary Accounting Research, Vol. 20, p. 215 -234.

Bartov.E; Bodnar, G.M. and Kaul, A., (1996). Exchange rate variability and the riskiness of US. Multinational firms: evidence from the breakdown of the Bretton Woods system. Journal of Financial economics, 42(2016), p. 105 -132

Charfeddine L., Riahi R.,and Omri A. (2013). The determinants of earnings management in developing countries: A study in the Tusianan cotext. The IUP Journal of Corporate Governance, Vol. 12, No 1.

Dechow, P.M., R.G.Sloan, R.G., and Sweeney, A.P., (1996). Causes and Consequences of Earnings Management Manipulation: An Analysis of firm Subject to Enforcement Action by SEC. Comtemporary Accounting Research (13), Spring 1- 36.

Hansan, S.U. and Amed, A. (2012). Corporate Governance, Earnings Management and Financial Performance: A case of Nigerian Manufacturing Firms. American International Journal of Contemporary Research, Vol.2, No 7.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM