Ngộ độc thực phẩm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:
Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy;
Đau bụng;
Sốt;
Mệt mỏi và thiếu năng lượng;
Chán ăn;
Đau cơ;
Ớn lạnh.
Bạn có thể gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau:
Thường xuyên nôn ói;
Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu;
Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày;
Đau bụng dữ dội;
Nhiệt độ trong miệng cao hơn 38,6oC;
Mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt;
Tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay;
Tay hoặc chân lạnh;
Thở nhanh hoặc thở dốc.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc. Độc tố thường đến từ:
Bản chất nguồn gốc thực phẩm chứa sẵn độc tố;
Thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc hóa chất.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm cũng có khả năng bị nhiễm khuẩn bất cứ lúc nào, ví dụ như khi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị.
4. Nguy cơ mắc phải
Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kì độ tuổi nào. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm là gì?
Các nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm ở một người có thể kể đến như:
Tuổi tác: quá trình lão hóa khiến cho hệ miễn dịch của bạn bị yếu đi và không phản ứng lại với vi khuẩn gây hại.
Mang thai: quá trình mang thai dẫn đến một số thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn, khiến bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Phản ứng của bạn có thể tệ hơn trong khi mang thai.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: đây là lứa tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.
Người mắc bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc AIDS.
5. Điều trị hiệu quả
Những thủ thuật y tế dùng trong chẩn đoán ngộ độc thực phẩm là gì?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ bệnh sử, bao gồm:
Thời gian mắc bệnh Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm Thực phẩm bạn đã tiêu thụ
Ngoài ra, các chuyên gia cũng sẽ khám lâm sàng để kiểm tra xem bạn có dấu hiệu mất nước hay không. Dựa theo kết quả đánh giá, họ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc cấy phân nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, từ đó xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Làm gì khi bị dị ứng thực phẩm?
Khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc.
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.
Đâu là cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả?
Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị cho bạn.
Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi. Chất lỏng và chất điện giải, bao gồm khoáng chất như natri, kali và canxi, giúp duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối và chất lỏng cung cấp qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa và điều trị mất nước.
Trong trường hợp bạn nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định và các triệu chứng rất trầm trọng, bạn sẽ được dùng kháng sinh. Trong quá trình mang thai, điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể tránh cho thai nhi khỏi bị nhiễm trùng.
Nếu bạn không bị tiêu chảy ra máu hoặc bạn không bị sốt, bác sĩ có thể sẽ cho bạn uống một số loại thuốc loperamide (Imodium A-D®) hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol®).
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn sẽ có thể kiểm soát và thuyên giảm các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nếu áp dụng các biện pháp sau:
Để cho dạ dày được nghỉ, bạn không nên ăn uống trong vài giờ Hãy thử ngậm viên đá nhỏ hoặc uống từng ngụm nước nhỏ. Bạn có thể húp nước canh hoặc uống nước thể thao không chứa caffeine Khi bắt đầu ăn uống lại, bạn nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, rau câu, chuối và cơm Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Khi sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể, đặc biệt là dạ dày và ruột, sẽ rất yếu. Vì vậy, người bệnh phải chú ý dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu. Nếu vẫn chưa biết bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, bạn có thể tham khảo một số loại dưới đây, ví dụ như:
Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa. Những món ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho ruột và dạ dày. Một số món ăn dễ tiêu hóa phổ biến gồm bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, các loại trái cây mềm…
Nước. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn thường bị nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể mất nước rất nhiều, từ đó mất cân bằng điện giải. Vì vậy, việc bổ sung nước sau khi ngộ độc thức ăn là rất quan trọng. Bên cạnh nước, bạn cũng có thể uống oresol để bù chất điện giải cho cơ thể.
Thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sau khi bị ngộ độc thức ăn sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Yogurt chính là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.
7. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm như thế nào?
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Việc này có thể gồm:
Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng Không dùng những thức ăn có chứa độ tố như thịt cá nóc, khoai tây mọc mầm, thực phẩm bị lên nấm mốc, các loại nấm lạ… và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ, đặc biệt vào mùa hè, khi tiết trời nắng nóng thì không nên để ở bên ngoài quá một giờ Làm chín thức ăn đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp. Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng. Rửa các loại trái cây tươi trực tiếp dưới vòi nước đang chảy Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống Dụng cụ chế biến thức ăn cũng phải sạch sẽ, rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp… Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi Rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị những sản phẩm xà phòng, nước rửa tay sạch khuẩn có thành phần Ion Bạc để đảm bảo loại bỏ sạch các vi khuẩn có thể bám trên bàn tay.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến ngộ độc thực phẩm, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!