NCKH: Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề tài Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá tình hình vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (được Bộ Tài chính ban hành năm 2006) của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế

NCKH: Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Mở đầu

Những đổi mới và cải thiện trong hệ thống kế toán Việt Nam đã từng bước đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng tốt hơn đối với các hoạt động kinh tế, tài chính ngày càng phức tạp, phong phú và đa dạng của nền kinh tế. Chế độ kế toán doanh nghiệp mới được xây dựng trên nguyên tắc hệ thống và cập nhật các quy định mới nhất của Luật Kế toán, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật và hệ thống CMKT Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế, phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chính cho từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam

1.1 Lý do chn đề tài

Kể từ khi Chế độ kế toán doanh nghiệp thống nhất đầu tiên được ban hành theo QĐ số 1141 TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 cho đến Chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất được ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, theo sự hiểu biết của chúng tôi, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện nhằm tìm hiểu việc tổ chức thực hiện chế độ kế toán trong công tác kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tìm hiểu và đánh giá tình hình tiếp cận và tổ chức thực hiện các hướng dẫn của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

1.2 Mc tiêu nghiên cu

Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp trong việc tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế

1.3 Phương pháp nghiên cu

Nghiên cứu này dựa hoàn toàn vào số liệu sơ cấp. Để thu thập được các dữ liệu cần thiết, chúng tôi đã thiết kế một bảng câu hỏi điều tra có cấu trúc và tiến hành điều tra để thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng của doanh nghiệp

1.4 Ý nghĩa ca lý luận và thực tiễn của luận văn

Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mô hình tập trung 81,3% (26 doanh nghiệp), chỉ có 4 doanh nghiệp (12,5%) theo mô hình hỗn hợp và 6,3% (2 doanh nghiệp) áp dụng mô hình phân tán (Bảng 1). Sở dĩ có khá nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung là do ảnh hưởng của trực tiếp của cách quản lý doanh nghiệp theo mô hình tập trung, chuyên quyền. Mô hình này có một số ưu điểm như quản lý thông tin kế toán chặt chẽ, đảm bảo tính bí mật của thông tin kế toán của doanh nghiệp

2. Nội dung

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình bộ máy kế toán

Về mặt lý thuyết, khi doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có xu hướng áp dụng mô hình bộ máy kế toán hỗn hợp và mô hình phân tán, nhưng kết quả điều tra cho thấy trên thực tế doanh nghiệp thường không căn cứ vào quy mô của các đơn vị thành viên, yêu cầu quản lý và điều kiện trang thiết bị của doanh nghiệp mà căn cứ vào cơ cấu quản lý và chế độ kế toán quy định.

2.2 Chế độ kế toán dụng

Trong số 32 doanh nghiệp điều tra, có 87,1% doanh nghiệp đều nhận biết được mình đang thực hiện chế độ kế toán nào (Bảng 3). Điểm đáng chú ý là có hai doanh nghiệp (6,4%) không biết mình đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định nào. Mặc dù trong các báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp thì chế độ kế toán áp dụng là QĐ 15/2006/QĐ-BTC

2.3 Về việc tuân thủ chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, chế độ sổ và hệ thống báo cáo tài chính

Nghiên cứu cho thấy rằng, các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tuân thủ khá tốt phần lớn các qui định của chế độ kế toán về việc vận dụng chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, chế độ sổ và hình thức kế toán và hệ thống báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đã phát hiện ra rằng một số qui định bắt buộc của chế độ kế toán về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính chưa được các doanh nghiệp tuân thủ triệt để do chế độ kế toán mới có nhiều điểm thay đổi và cải tiến so với chế độ kế toán cũ và một số nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp

3. Kết luận

Việc tuân thủ các qui định của chế độ kế toán đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán và hoạt động quản lý của các doanh nghiệp. Chế độ kế toán mới có nhiều điểm cải tiến và hoàn thiện hơn chế độ kế toán cũ, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại đơn vị mình. Tuy nhiên, chế độ kế toán mới tương đối khá phức tạp và có nhiều yếu tố mới so với chế độ kế toán trước đây vì nó bám sát với các CMKT và các thông tư hướng dẫn CMKT. Điều này đã phần nào gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán mới trong tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Tài chính. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC: Chế độ kế toán doanh nghiệp. Hà Nội, 2006

Bộ Tài chính. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hà Nội, 2006

Bộ Tài chính. Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC: Ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán đợt 5. Hà Nội, 2005.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH Kế toán trên--

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM