Luận án TS: Nghiên cứu khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận án Nghiên cứu khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và làm sáng rõ những vấn đề lý luận về khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bài toán đặt ra hiện nay là cần phải tìm ra một công cụ để đánh giá năng lực nhân sự QLKD tại các NHTM Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào, cán bộ QLKD đã đáp ứng được bao nhiêu so với yêu cầu chuẩn đặt ra của vị trí. Liệu năng lực nào là năng lực có ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và làm thế nào để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự QLKD trong giai đoạn tới? Do đó, đề tài “Nghiên cứu khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là rất cần thiết, có nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất khung năng lực và ứng dụng khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong hoạt động quản trị nhân lực tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung xác định hệ thống cấu trúc khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong các ngân hàng thương mại Việt Nam (bao gồm danh mục năng lực, định nghĩa năng lực, cấp độ chuẩn năng lực và biểu hiện hành vi cho mỗi cấp độ chuẩn) và kiểm chứng khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án đánh giá một cách hệ thống về thực trạng KNL nhân sự QLKD trong các NHTM Việt Nam về cấu trúc, phương pháp xây dựng và ứng dụng KNL trong các NHTM Việt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp trong thiết kế cấu trúc KNL, cách xây dựng và triển khai KNL thành công tại các NHTM Việt Nam. Hiện nay, có rất ít các nghiên cứu tiếp cận về KNL theo phương pháp này.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các nhân sự QLKD trong các NHTM Việt Nam có thể tham khảo, đối chiếu và hoàn thiện hơn về kiến thức- kỹ năng- thái độ của mình. Ngoài ra, còn là căn cứ để các nhà quản lý NHTM có thể ứng dụng KNL nhân sự QLKD trong các hoạt động quản trị nhân lực nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực trong thời gian tới.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận về khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh
Khái quát về khung năng lực
Cơ sở lý thuyết về khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh
Nghiên cứu tác động của cấu phần năng lực thuộc khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh tới hiệu quả quản lý
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Các nguồn dữ liệu
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng: xây dựng khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh (chính thức)
Nghiên cứu định lượng: kiểm chứng thực nghiệm khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh
2.3 Kết quả nghiên cứu khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh tại Các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Khái quát về nhân sự quản lý kinh doanh trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực trạng khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong các ngân Hàng thương mại Việt Nam
Xây dựng khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Kiểm chứng mức độ tác động của các cấu phần năng lực thuộc khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh tới hiệu quả quản lý
2.4 Định hướng và giải pháp ứng dụng khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh vào hoạt động quản trị nhân lực tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Định hướng phát triển nhân lực và ứng dụng khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh vào hoạt động quản trị nhân lực tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Giải pháp xây dựng và triển khai khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh
Giải pháp ứng dụng khung năng lực nhân sự quản lý kinh doanh trong hoạt động quản trị nhân lực tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
3. Kết luận
Luận án đã hệ thống hóa khung lý thuyết về KNL nhân sự nói chung bao gồm: khái niệm về năng lực, KNL, phân loại KNL, ứng dụng KNL trong quản trị nhân lực. Bên cạnh đó, luận án đã làm rõ cơ sở lý thuyết về KNL nhân sự QLKD về khái niệm, cấu trúc, phương pháp xây dựng KNL và ứng dụng KNL vào hoạt động quản trị nhân sự QLKD tại các NHTM Việt Nam.
Ngoài ra, luận án đã kiểm chứng mức độ tác động của các cấu phần năng lực thuộc KNL nhân sự QLKD tới hiệu quả quản lý. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu, và phân tích dữ liệu bằng phương pháp EFA, hồi quy. Kết quả cho thấy 13 năng lực thuộc 3 nhóm đều có tác động tích cực tới hiệu quả quản lý của nhân sự QLKD. Trong đó, các năng lực có tác động mạnh nhất tới hiệu quả quản lý thuộc 3 nhóm bao gồm năng lực Quản lý nhóm; Hiểu biết DN, môi trường kinh doanh, ngành nghề và Học hỏi không ngừng. Kết quả nghiên cứu là căn cứ quan trọng giúp nhà nghiên cứu khẳng định tính khoa học và phù hợp của các năng lực thuộc KNL nhân sự QLKD tại các NHTM Việt Nam.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Đỗ Vũ Phương Anh, Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá nhân sự quản lý cấp trung trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, Luận án tiến sỹ, 2016.
Trần Kim Dung và cộng sự, Những năng lực cần có của giám đốc doanh nghiệp, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 229 (11/2009), 2009.
Đoàn Xuân Hậu, Nghiên cứu năng lực cảm xúc của nhà quản trị cấp trung trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, 2016.
Nguyễn Thị Hiền và Đỗ Thị Bích Hồng, Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Tạp chí điện tử Tài chính, 2017.
Trần Thị Phương Hiền, Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội), Luận án tiến sỹ, 2014.
Lê Văn Hinh, Nguyễn Văn Lành, Chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng thương mại với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025 và định hướng 2030, Tạp chí ngân hàng, tháng 9/2018.
4.2 Tiếng Anh
Abou-Zeid, E. S., Developing business aligned knowledge management strategy, In Knowledge management: Current issues and challenges, IGI Global, 2003, tr. 156-172.
Agut, S., and Grau, R., Managerial Competency Needs and Training Requests: The Case of the Spanish Tourist Industry, Human Resource Development Quarterly, 13, 1/2001, tr. 31–51.
Agut, S., Grau, R., and Peiro, J.M., Individual and Contextual Influences on Managerial Competency Needs, Journal of Management Development, 22, 10/2003, tr. 906–918.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận án TS: Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam
- pdf Luận án TS: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt
- pdf Luận án TS: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- pdf Luận án TS: Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên
- pdf Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng Việt Nam
- pdf Luận án TS: Chất lượng mối quan hệ nhà sản xuất – nhà phân phối: Nghiên cứu trong ngành nhựa ở Việt Nam
- pdf Luận án TS: Giá trị khách hàng và chất lượng sống người tiêu dùng: Nghiên cứu trường hợp ngành siêu thị bán lẻ tại Việt Nam