Luận án TS: Nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình tổ chức hoạt động, các điều kiện bảo đảm phát triển Sở giao dịch hàng hóa, thông qua tổng kết các công trình nghiên cứu trước đây và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Sở giao dịch hàng hóa của một số quốc gia. Trên cơ sở phân tích, đánh giá từng điều kiện bảo đảm cho sự phát triển Sở giao dịch hàng hóa và thực trạng tổ chức hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp gắn với bối cảnh phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới. 

Luận án TS: Nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Sở giao dịch hàng hóa được hình thành và phát triển trong từng giai đoạn có bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau, nhưng đều chịu sự tác động của một số điều kiện cơ bản, mang tính nguyên lý, khách quan. Tuy nhiên, tại Việt Nam Sở giao dịch hàng hóa phát triển còn thiếu cơ sở khoa học khách quan, thiếu định hướng và còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính. Mặc dù, nhận thức về vị trí và vai trò của Sở giao dịch hàng hóa đối với nền kinh tế đã được nhìn nhận nhưng dường như Việt Nam đang lúng túng trong việc định hướng phát triển và đưa ra các giải pháp cụ thể dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, bài bản. Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển Sở giao dịch hàng hóa có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội ở Việt Nam.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp vận dụng cơ sở khoa học phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. 

Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Nghiên cứu cơ sở lý luận về Sở giao dịch hàng hóa bao gồm mô hình tổ chức hoạt động và điều kiện bảo đảm phát triển Sở giao dịch hàng hóa.

Nghiên cứu sự phát triển Sở giao dịch hàng hóa của một số nước có tính chất điển hình và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phân tích thực trạng cơ sở phát triển và tổ chức hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Qua phân tích, Luận án khái quát đánh giá cơ sở thực tiễn cho phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Đề xuất phương hướng và giải pháp vận dụng cơ sở khoa học phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mô hình tổ chức hoạt động và điều kiện phát triển Sở giao dịch hàng hóa. 

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận bao gồm cơ sở hình thành, mô hình tổ chức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa

Phạm vi không gian: Nghiên cứu sự phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. 

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng các điều kiện bảo đảm và hoạt động giao dịch của các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016; 

1.4 Những điểm mới của luận án 

Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về phát triển Sở giao dịch hàng hóa. Hoàn thiện khung lý thuyết về Sở giao dịch hàng hóa. 

Tổng quát hoá các điều kiện đảm bảo sự phát triển của Sở giao dịch hàng hóa; 

Phân tích các điều kiện bảo đảm cho sự phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, mối liên hệ giữa các điều kiện với sự phát triển của Sở giao dịch hàng hóa. 

2. Nội dung

2.1  Tổng quan các công trình khoa học và phương pháp nghiên cứu 

Tổng quan các công trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển Sở giao dịch hàng hóa 

Lý luận chung về Sở giao dịch hàng hóa

Những điều kiện bảo đảm phát triển Sở giao dịch hàng hóa

Kinh nghiệm phát triển Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới và bài học cho Việt Nam

2.3 Cơ sở thực tiễn phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam 

Thực trạng điều kiện bảo đảm phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Thực trạng tổ chức hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Kết quả khảo sát thực trạng về giao dịch hàng hoá phái sinh và Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Đánh giá cơ sở thực tiến cho phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

2.4 Phương hướng và giải pháp vận dụng cơ sở khoa học phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam 

Dự báo bối cảnh ảnh hưởng đến phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Quan điểm và phương hưởng phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Giải pháp vận dụng cơ sở khoa học phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

3. Kết luận

 Luận án đã giải quyết được những vấn đề cụ thể như sau: Đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về Sở giao dịch hàng hóa, bao gồm: khái niệm, mô hình tổ chức và vai trò của Sở giao dịch hàng hóa; chỉ ra sự khác biệt mang tính đặc điểm giữa mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa so với mua bán hàng hoá thông thường; tổng quát hoá các điều kiện đảm bảo sự phát triển của Sở giao dịch hàng hóa. Về cơ sở lý luận, Luận án đã chỉ ra những điều kiện còn thiếu, chưa đảm bảo để phát triển Sở giao dịch hàng hóa trong một nền kinh tế chuyển đổi đó là điều kiện liên kết, liên thông với thị trường nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, không chỉ thị trường những mặt hàng giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa bị tác động mạnh mà cả những hợp đồng giao dịch phái sinh đang hiện hữu trên thị trường quốc tế. Do vậy, yếu tố liên kết, liên thông với nước ngoài được chỉ ra có tác động đến sự phát triển của Sở giao dịch hàng hóa.  

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bảo Trung (2009), Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.

Bộ Công Thương (2017), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2017, Hà Nội.

Bộ Công Thương (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BCT hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa, Hà Nội.

Bộ Công Thương (2013), Thông tư số 38/2013/TT-BCT quy định về giải pháp công nghệ và yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, Hà Nội. 

4.2 Tiếng Anh

Belozertsev, A., Rutten, L., & Hollinger, F. (2011). Commodity exchanges in Europe and Central Asia. FAO.

Black, G.D (1986), ‘Success and Failure of Futures Contracts: Theory and Emporical Evidence’, Monograph Series in Finance and Economics. 

B. Wade Brorsen, N’Zue F. Fofana (2001), ‘Success and Failure of Agricultural Futures Contracts. Journal of Agribusiness’, Fall 2001: tr. 129-145.

Bollman, G., Thompson (2003), ‘What killed the diammonium phosphate futures contract?’, Review of Agricultural Economics, 25: tr. 483-505.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Thương mại trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM