Bệnh nghẹt mũi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nghẹt mũi thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như viêm xoang, cảm cúm hoặc cảm lạnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh nghẹt mũi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Nghẹt mũi thường là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như viêm xoang hoặc cảm lạnh.

2. Triệu chứng

Trình trạng nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu sau:

Mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi Đau xoang Dịch tích tụ trong khoang mũi Các mô mũi sưng

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

Mũi nghẹt kèm theo sưng trán, mắt, một bên mũi hoặc má, mờ mắt. Đau họng nhiều hơn hoặc amidan và những nơi khác trong cổ họng có các đốm màu vàng hoặc trắng. Dịch chảy ra từ một bên mũi, có mùi hôi và màu khác với màu trắng hoặc vàng. Ho kéo dài hơn 10 ngày hoặc có dịch nhầy màu vàng – xanh hay xám. Chảy dịch mũi sau một chấn thương đầu. Các triệu chứng kéo dài hơn 3 tuần. Chảy dịch mũi kèm theo sốt

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng nghẹt mũi có thể là một vấn đề nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nó khiến trẻ không muốn bú sữa và dẫn đến các vấn đề về hô hấp, thậm chí có thể gây tử vong. Tình trạng này cũng ảnh đến quá trình phát triển lời nói và khả năng nghe của trẻ.

Do đó, bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ bị nghẹt mũi. Bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.

3. Nguyên nhân

Tình trạng tắc nghẽn xảy ra khi mũi bị nghẹt và viêm. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là các bệnh lý nhẹ, như cảm lạnh, cúm, viêm xoang. Nếu nghẹt mũi là do bệnh gây ra, nó sẽ khỏi trong vòng 1 tuần.

Nếu mũi bị nghẹt hơn 1 tuần, nó thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như:

Dị ứng Viêm mũi dị ứng Polyp mũi hoặc khối u lành tính ở mũi Phơi nhiễm hóa chất Các chất kích thích từ môi trường Lệch vách ngăn Viêm xoang mạn tính

Nghẹt mũi cũng có thể xảy ra trong thai kỳ, thường là vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên do biến động nội tiết tố và lưu lượng máu tăng lên. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến màng mũi, khiến chúng bị viêm, khô hoặc chảy máu.

4. Điều trị

Sau khi bác sĩ đã xác định nguyên nhân gây nghẹt mũi mãn tính, họ có thể đề xuất kế hoạch điều trị, bao gồm thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa để giải quyết hoặc giảm bớt các triệu chứng.

Các loại thuốc thường dùng để điều trị nghẹt mũi bao gồm:

Thuốc kháng histamine đường uống để điều trị dị ứng, như loratadine cetirizine Thuốc xịt mũi có chứa chất kháng histamine, như azelastine  Steroid dùng cho mũi, chẳng hạn như mometasone hoặc flnomasone Kháng sinh Thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo toa Nếu bạn có khối u hoặc polyp mũi đang chặn chất nhầy trong mũi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Nếu bạn bị dị ứng:

Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc xịt mũi điều trị các triệu chứng dị ứng. Hãy tìm hiểu làm thế nào để tránh các tác nhân làm cho dị ứng tồi tệ hơn.

Nhiều loại thuốc ho, dị ứng và thuốc cảm lạnh có nhiều hoạt chất. Do đó, hãy đọc nhãn cẩn thận để đảm bảo bạn không dùng quá liều thuốc. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Kiểm soát tình trạng nghẹt mũi

Khi mũi bị nghẹt, bạn hãy cố gắng giữ đường mũi và xoang luôn ẩm. Nhiều người thường cho rằng không khí khô sẽ giúp làm sạch đường mũi, nhưng sự thật là nó chỉ làm tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể giữ ẩm đường mũi bằng cách:

Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy xông hơi. Tắm vòi sen hoặc hít xông mũi bằng nước ấm. Uống nhiều nước. Điều này sẽ làm loãng chất nhầy và giúp ngăn ngừa xoang bị nghẹt. Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và giúp giữ cho mũi không bị khô. Sử dụng bình rửa mũi Neti. Rửa sạch đồ dùng sau mỗi lần sử dụng và để khô tự nhiên. Đặt một chiếc khăn ấm, ướt lên mặt để làm giảm sự khó chịu và làm thông đường mũi. Nâng cao đầu khi ngủ để dễ thở hơn. Tránh hồ bơi được khử trùng bằng clo vì chúng có thể gây kích ứng đường mũi.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh nghẹt mũi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và chẩn đoán!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM