Ngâu rừng - Chữa sốt rét

Ngâu rừng là cây nhỡ cao 2 - 6m, thuộc họ Xoan, mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa, được dùng để chữa sốt rét. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Ngâu rừng - Chữa sốt rét

Ngâu rừng, Ngâu cánh - Aglaia pleuropteris Pierre, thuộc họ Xoan - Meliaceae.

1. Mô tả

Cây nhỡ cao 2 - 6m; thân màu xám nâu; nhánh non mảnh, ít lông. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le; cuống chung có cánh rộng mang 11 - 17 lá chét nhỏ, dài 2 - 3,5cm, không lông. Chùm hoa ở nách lá, cao 4 - 8cm; cánh hoa 5, cao 2mm, màu vàng; bao phấn 5, đính giữa ống nhị; bầu có lông, 2 ô. Quả đỏ, to 1cm, chứa một hạt màu nâu.

Hoa tháng 12 - 2.

2. Bộ phận dùng

Rễ và lá - Radix et Folium Aglaiae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

4. Công dụng

Dân gian dùng chữa sốt rét. Ngày dùng 20 - 30g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ Xoan rừng rễ cây Na với liều lượng bằng nhau.

Trên đây là một số thông tin về cây Ngâu rừng mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM