Natri: dược lý học

Natri đóng vai trò là chất điện giải, giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước cho cơ thể. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về Natri: dược lý học qua bài viết dưới đây nhé.

Natri: dược lý học

1. Vai trò sinh lý

Giữ vai trò sống còn: duy trì nồng độ và thể tích dịch ngoài tế bào. Na+ là ion chủ yếu ở ngoài tế bào, vì vậy rối loạn Na+ bao giờ cũng kèm theo rối loạn nước.

Giữ tính kích thích và dẫn truyền thần kinh - cơ do duy trì hiệu thế hoạt động giữa trong và ngoài tế bào.

Duy trì thăng bằng base acid.

Điều hòa Na trong cơ thể do hormon vỏ thượng thận aldosteron (tái hấp thu Na + và thải K+, H+ qua ống thận) và hormon vasopressin (hay ADH, hormon chống bài niệu) của tuyến hậu yên.

Natri máu bình thường là 137- 147 mEq/L

2. Thiếu Natri

(giảm natri- máu; hyponatremia)

Khi Na- máu < 137 mEq/L.

2.1 Nguyên nhân

Nhập nhiều nước, tăng tiết ADH.

Mất nhiều Na+: do mồ hôi, do dùng thuốc lợi niệu thải Na (như loại thiazid), do thiếu aldosteron.

2.2 Lâm sàng

Na+ giảm, làm giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương, nước từ ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào. Đặc biệt là khi tế bào thần kinh bị "trương", sẽ gây các triệu chứng thần kinh như: kích thích, mỏi mệt, lo sợ, run tay, tăng phản xạ co thắt các cơ, hôn mê.

Khi Na+ máu từ 120- 125 mEq/L: chưa có dấu hiệu thần kinh.

115- 120 mEq/L: buồn nôn, uể oải, nhức đầu.

< 115 mEq/L : co giật, hôn mê.

2.3 Mất Na+ có thể đi kèm theo mất dịch, làm giảm thể tích dịch ngoài tế bào

Nguyên nhân:

Tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, có ống thông hút dịch . Thận: dùng lợi niệu, suy thượng thận.

Da: bỏng, dẫn lưu vết thương.

Lâm sàng: giảm thể tích máu, giảm áp lực tĩnh mạch trung tâm, giảm áp lực động mạch phổi và huyết áp trung bình.

2.4 Na+ máu giảm, nhưng thể tích dịch ngoài tế bào vẫn bình thường hoặc tăng

Nguyên nhân:

Hội chứng tăng ADH, giữ nước.

Phù do suy tim, sơ gan, thận hư.

Truyền tĩnh mạch quá nhiều dung dịch nhược trương.

Lâm sàng: ngược với các dấu hiệu trên: thể tích máu tăng, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm, tăng áp lực động mạch phổi và huyết áp trung bình.

2.5 Điều trị

Bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ trực tiếp: nâng ngay Na+ lên trên 120 mEq/L, sau đó dần dần đưa về bình thường và cho thăng bằng với dịch ngoài tế bào.

Chú ý điều chỉnh điện giải khác: K+, HCO3- (khi tiêu chảy nhiều).

Chỉ dùng dung dịch muối ưu trương (3 -5%) khi Na+ dưới 115 mEq/L và rất thận trọng vì có thể làm tăng thể tích trong mạch.

Nếu Na+ máu giảm mà dịch ngoài tế bào tăng thì dùng "lợi niệu quai" như furosemid (Lasix 0,2 - 0,3g/ ngày), vì làm mất nước nhiều hơn mất muối. Không dùng loại thiazid vì làm mất muối nhiều hơn mất nước.

3. Thừa natri

(tăng natri - máu, hypernatremia)

Khi Na+ máu > 147 mEq/L.

Do mất nước hoặc do nhập nhiều Na+.

3.1 Nguyên nhân

Mất nước qua da, qua phổi, bệnh đái nhạt, dùng lợi niệu thẩm thấu, tăng đường huyết.

Nhập nhiều muối: truyền dung dịch muối ưu trương, NaHCO3, tăng aldosteron, ăn nhiều muối.

3.2 Lâm sàng

Tăng áp lực thẩm thấu, tăng trương lực của dịch ngoài tế bào, nước trong tế bào ra ngoài tế bào, gây khát, mệt mỏi, nhược cơ, hôn mê, giảm đáp ứng với ADH.

Đánh giá tình trạng tăng hoặc giảm khối lượng dịch ngoài tế bào bằng đo áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực động mạch phổi.

3.3 Điều trị

Phụ thuộc vào nguyên nhân.

Nếu do mất nước: cho uống và truyền nước vào tĩnh mạch.

Điều chỉnh tăng natri máu cần từ từ, khoảng 2 ngày để tránh một lượng nước lớn vào não, gây phù não. Cần theo dõi các dấu hiệu phù não: tăng huyết áp, giảm nhịp tim, loạn cảm giác.

3.4 Tính lượng nước và muối để điều chỉnh

Thiếu nước (trong Na+ máu cao):

Thí dụ Na+ máu hiện có là 160 mEq/L ([Na]1), muốn làm giảm xuống 150 mEq/L ([Na]2) bằng pha loãng, cần bao nhiêu nước (TNC 2)?

Giả sử người bệnh nặng 50 kg, tổng lượng nước của cơ thể (TNC) chiếm 60%, là 30 lít.

Thiếu Na+:

Thí dụ: Na+ máu là 120 mEq/L, cần bao nhiêu Na+ để nâng lên 130 mEq/L?

Như vậy, mỗi lít cần 130 mEq - 120 mEq = 10 mEq. Với thí dụ trên, tổng lượng nước trong cơ thể (TNC) cho cả dịch trong và ngoài tế bào là 30 lít, cần 10    30 = 300 mEq Na+.

Từ đó tính ra lượng dung dịch cần truyền tuỳ theo việc chỉ định dùng nước muối đẳng trương (0,9%) hoặc ưu trương.

Có thể tính riêng cho dung dịch ngoài tế bào.

Nước chiếm 60% trong lượng cơ thể. Nước trong tế bào chiếm 2/3 và ngoài tế bào là 1/3.

Trên đây là một số thông tin về Natri: dược lý học mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. 

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM