Luận án TS: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa, luận giải và bổ sung những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics.

Luận án TS: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nâng cao hiệu quả hoạt động logistics sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư quốc tế và nội địa tìm nguồn hàng với tổng chi phí thấp hơn so với các quốc gia khác. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics cũng phù hợp với định hướng dài hạn về thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam. Các hoạt động xuất khẩu bắt buộc phải có sự tương tác với nhiều yếu tố của hệ thống logistics quốc gia, từ cung cấp hạ tầng cơ sở cơ bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cung ứng dịch vụ, môi trường thể chế, luật định, đồng thời cũng phụ thuộc vào những yếu tố này để tồn tại.

Cùng với xu hướng phát triển trên, việc nghiên cứu những vấn đề về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics cũng như hội nhập ngành dịch vụ logistics Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng. Những nghiên cứu này sẽ là cơ sở để có những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đáp ứng tính lý luận và thực tiễn cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh logistics cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Phạm vi nội dung nghiên cứu:

- Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2009 – 2016 Đề tài nghiên cứu có phạm vi thời gian khá dài, nên các số liệu nghiên cứu có nhiều biến động phức tạp. Giai đoạn 2009 – 2016 cũng đánh dấu rất nhiều sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO, sự phát triển của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), từ đó tác động mạnh mẽ đến ngành dịch vụ logistics.

- Không gian: Ngành logistics của VN Trong đó, nghiên cứu tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi có hoạt động logistics phát triển mạnh.

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án là một công trình khoa học có giá trị, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học, độc giả trong qua trình học tập và nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam cũng như các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics tại một quốc gia trong bối cảnh hội nhập

Khái quát chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Khái quát chung về dịch vụ logistics và năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics

Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics

Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics

Mô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam

Đánh giá định lượng các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam

2.4 Định hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong những năm tới

Các bài học quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics

Định hướng phát triển ngành logististics Việt Nam trong những năm tới

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

3. Kết luận

Về tổng quan nghiên cứu, luận án đã trình bày một cách có hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ logistics nói riêng.

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã đề cập tới các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, luận án cũng hệ thống lại cơ sở lý thuyết của các nhân tố tác động và ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics.

Về phương pháp nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu như: phân tích tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh để nhận định đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay. Tiếp theo, bằng phương pháp phân tích định lượng, nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động lên năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh kinh tế quốc tế.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Vũ Thị Quế Anh (2014), Phát triển Logistics ở một số nước Đông Nam Á – Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

Lê Văn Bảy (2007), Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và những tác động đến logistics và dịch vụ logistics, Tạp chí Vietnam Shipper, Số tháng 1

Đặng Đình Đào (2010), Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài độc lập cấp nhà nước, mã số ĐTĐL2010/T33, 2010-2011

Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn (2011), Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật

Nguyễn Quang Dong (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.

Vũ Anh Dũng (2015), Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

A. Zuraimi, Mohd Rafi Yaacob, and Mohamed Dahlan Ibrahim (2013), Logistics Development in Malaysia East Coast Region: Infrastructure, Constraints and Challenges, International Journal of Trade, Economics and Finance

Barney, McWilliams, & Turk (1989), On the relavance of the concept of entry barriers in the theory of competitive strategy, Strategic management Society, San Franciso

Brooks, (2008), Introductory Econometrics for Finance, 2nd edn, Cambridge: Cambridge University Press.

Chee Yew Wong, Noorliza Karia (2009), Explaining the competitive advantage of logistics service providers: A resource-based view approach, Business School - University of Hull.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM