Muồng lùn - Dùng làm thuốc xổ
Muồng lùn có tính mát và vị chua, có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh và giải nhiệt,… thường dùng làm thuốc chữa các bệnh lý về viêm họng, viêm gan, ho, sốt hoặc bệnh đường tiết niệu. Ngoài ra, vị thuốc tự nhiên này còn dùng để trị mụn nhọt và chấn thương. Để biết được công dụng trong y học của vị thuốc mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Muồng lùn, Me đất - Cassia pumila Lam., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
1. Mô tả
Cây thảo hằng năm, mọc nằm, dài 40cm, thân có cạnh, có lông, nâu lúc khô. Lá dài 4- 5cm; lá chét 14-16 cặp, dài 1-1,5cm, rộng 1-4mm, có lông, không cân; gân gốc 3. Hoa ở trên nách lá, vàng; cuống 4-6mm. Quả dẹp, dài 2,5-3cm, rộng 4mm, có lông mịn. Hạt 9-10.
2. Bộ phận dùng
Hạt - Semen Cassia Pumilae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài phân bố trên toàn châu Á và châu Úc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây dọc đường đi, trong ruộng, xavan, rừng thưa vùng đồng bằng tới độ cao 500m, từ Hoà Bình tới Thanh Hoá, từ Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc đến Khánh Hoà, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, cũng thường gặp trên đất cát vùng biển.
4. Công dụng
Hạt xổ, được dùng làm thuốc xổ.
Trên đây là hình ảnh, đặc điểm tự nhiên và công dụng làm thuốc của cây Muồng lùn. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y.