Muồng hoa đào - Dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống
Muồng Hoa Đào (Bò Cạp Hồng) có tên khoa học là Cassia javanica. Đây là loài hoa có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây được trồng phổ biến rộng rãi khoảng 10 năm trở lại đây ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai. Ở Hà Nội loài cây này cũng đã được trồng rải rác ở một số tuyến phố. Thuốc có công dụng như thế nào trong y học, mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Muồng hoa đào, Bu cạp, Bò cạp hường - Cassia javanica L., subsp, nodosa (Buch. - Ham. ex Roxb.) K. et SS. Larsen (C. nodosa Buch. - Ham. ex Roxb.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.
1. Mô tả
Cây gỗ lớn cao 20m. Lá có cuống chung dài 20-30cm, mang 5-12 cặp lá chét có đầu nhọn. Chùm hoa ở nách lá, ở nhánh có lá hay không lá, dài 10-15cm; cuống hoa 3-5cm; lá đài 7- 10mm, xanh; cánh hoa hồng nhạt hay trắng hay vàng hồng hồng, cao 1,5-2cm; nhị 3 dài 2,5cm, 4 dài 1cm, 3 nhị lép nhỏ. Quả hình trụ, dài 20-60cm, rộng 1-1,5cm; hạt tròn dẹp.
Hoa tháng 2-4.
2. Bộ phận dùng
Quả và gỗ - Fructus et Lignum Cassiae Nodosae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.
4. Thành phần hóa học
Lá chứa dẫn chất anthraquinon. Có một chất dầu ở hạt.
5. Công dụng
Quả dùng xổ, ở Campuchia người ta dùng một mẩu hạt và có khi thêm Trầu không vào.
Ở Lào, gỗ được dùng sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống.
Trên đây là hình ảnh, đặc điểm tự nhiên và công dụng làm thuốc của cây Muồng hoa đào. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y.