Mưa cưa - Dùng cho phụ nữ sau khi sinh con
Cây Mưa cưa là cây như thế nào, mọc ở đâu, bộ phận nào dùng để làm thuốc, tác dụng chữa bệnh như thế nào? Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về vị thuốc này nhé!
Mục lục nội dung
Mưa cưa, Cơm nguội cứng - Ardisia rigida Kurz., thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae.
1. Mô tả
Cây nhỡ cao 0,5-2,5m, nhẵn, trừ các trục cụm hoa cuống hoa, lưng lá dài phủ lông dạng tuyến ngắn. Lá mọc so le hay hình vòng giả ở ngọn thân, hình bầu dục, hình mác ngược, hơi thon lại thành góc ở gốc, nhọn sắc ở chóp, dạng màng, mỏng như giấy, có mép lượn sóng với những u rất lồi, nhất là ở phía trên, dài 8-10cm, rộng 3-6cm. Hoa thành chùm ở ngọn, dài 5-12cm, mang các nhóm tán gồm 8-15 hoa màu tía, thòng xuống khi nở. Quả gần hình cầu, dài 6cm, rộng 5-5,5cm.
Hoa tháng 2-8, quả tháng 4-9.
2. Bộ phận dùng
Lá - Folium Ardisiae Rigidae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Cây khá phổ biến ở Nam bộ (Đồng Nai, Sông Bé) và Trung bộ Việt Nam (Khánh Hoà, Kon Tum); cũng gặp ở Lào.
4. Công dụng
Quả ăn được. lá dùng sắc nước cho đàn bà uống sau khi sinh con.
Trên đây là hình ảnh, đặc điểm tự nhiên và công dụng làm thuốc của cây Mưa cưa mà eLib.VN đã tổng hợp được. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y.