Luận văn: Môi trường kinh doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

Luận văn được viết với mục tiêu nhằm hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của môi trường kinh doanh quốc tế, phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế, đồng thời đề xuất một số vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý khi tham gia môi trường kinh doanh quốc tế để các doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức đó để có thể kinh doanh hiệu quả, tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Luận văn: Môi trường kinh doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế, các công ty phải đối mặt với nhiều yếu tố như kinh tế, con người, phong tục tập quán, văn hóa, tụ nhiên…xa lạ bởi kinh doanh quốc tế là một hoạt động rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia và mỗi quốc gia là mỗi một môi trường khác nhau. 

Hoạt động kinh doanh quốc tế đã được doanh nghiệp của nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu và thực hiện. Hoạt động này cũng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nghiên cứu và thực hiện.

Tuy nhiên có một thực tế là tuy nước ta đã mở cửa ra thế giới nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá bỡ ngỡ khi tham gia môi trường kinh doanh quốc tế. Nguyên nhân là do doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế. Vấn đề đặt ra là cần phải có một cơ sở lý luận thực tiễn về MTKDQT để có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra con đường đi đúng trong hoạt động KDQT của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Khoá luận tốt nghiệp được viết với mục đích hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của MTKDQT, phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào MTKDQT, đồng thời đề xuất một số vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý khi tham gia MTKDQT để các doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức đó để có thể kinh doanh hiệu quả, tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động KDQT.

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu một cách tương đối hệ thống những vấn đề cơ bản của MTKDQT.

Khẳng định tầm quan trọng của MTKDQT trong kinh doanh và kinh doanh quốc tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia MTKDQT.

Phân tích những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia MTKDQT.

Những đề xuất đối với doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức đó.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những khái niệm, cách hiểu… đối với MTKDQT và các yếu tố trong MTKDQT

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận giới hạn ở việc phân tích để làm rõ vai trò của các yếu tố MTKDQT trong kinh doanh quốc tế. 

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận tốt nghiệp sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở và phương pháp luận của khoá luận. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tổng hợp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đỗi chiếu – so sánh, phương pháp mô tả và khái quát hoá đối tượng nghiên cứu, phương pháp thống kê.

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề cơ bản của môi trường kinh doanh quốc tế

  • Những vấn đề cơ bản về kinh doanh quốc tế 
  • Những vấn đề cơ bản về môi trường kinh doanh quốc tế

2.2 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia môi trường kinh doanh quốc tế

  • Khái quát về doanh nghiệp Việt Nam
  • Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Cơ hội và thách thức 
  • Nguyên nhân của những thách thức

2.3 Các giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức

  • Giải pháp nắm bắt cơ hội: Tìm hiểu và nắm bắt thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác và các quy định cũng như các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế áp dụng trong kinh doanh; Mở rộng và củng cố quan hệ bạn hàng; Đổi mới công nghệ trong sản xuất và kinh doanh; Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp KDQT của Việt Nam.
  • Giải pháp vượt qua thách thức: Cần tổ chức các diễn đàn, hội thảo về môi trường KDQT giúp các doanh nghiệp nhận thức đúng và đầy đủ về hoạt động KDQT; Nắm bắt đầy đủ thông tin về môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

3. Kết luận

Môi trường KDQT là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn bao trùm lên mọi hoạt động kinh doanh của toàn thế giới ngày nay. 

Khi tham gia vào môi trường KDQT, tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp của quốc gia đó đều ý thức được rằng kinh doanh trong môi trường quốc tế phức tạp hơn nhiều so với kinh doanh trong nước vì các doanh nghiệp phải đem hàng hóa, dịch vụ của mình đi tiêu thụ ở một môi trường hoàn toàn xa lạ về kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật…so với nước mình. 

Bên cạnh những nỗ lực của các doanh nghiệp thì các cơ quan Nhà nước, các bộ cần phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bằng các biện pháp, chính sách cụ thể góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989- 2007, Bộ Kế hoạch và đầu tư_Cục đầu tư nước ngoài. 

Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư_Cục đầu tư nước ngoài.

Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư_Cục đầu tư nước ngoài.

Báo cáo số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tính đến năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Dự báo đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư_Cục Đầu tư nước ngoài.

4.2 Tiếng Anh

“Domestic Environment”, “Foreign Environment”, “International Environment” – [ 9] Donald A. Ball, Wendell H. McCulloch…(2004), International Bussiness: The challenge of global copetition, NXB Mc Graw-Hill.

Jonh D.Dannel. Lee H.Raohungh (2005), kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê.

Philip R.Cateora, John Graham…(2005), International Bussiness, NXB Mc Graw-Hill.

Peter F. Drucken (2003), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ.

4.3 Nguồn internet

“Ảnh hưởng của môi trường pháp luật trong kinh doanh quốc tế” http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/11/22/1992/

“Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư vào Campuchia”, http://www.baomoi.com/Info/Doanh-nghiep-Viet-Nam-tang-cuongdau-tu-vao-Campuchia.html

"Đa số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ, hiệu quả thấp",http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article &sid=141268

“Gia công phần mềm của Việt Nam: Đƣờng đến…1 tỷ USD”, http://www.tin247.com/gia_cong_phan_mem_cua_viet_nam_duong_ den%E2%80%A61_ty_usd-4-21237540.html 

“Vài nét trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản”, http://www.saga.vn/Kynangquanly/ Vanhoakinhdoanh/4836.sag

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh doanh quốc tế trên ---

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM