Bảng mô tả công việc kênh bán lẻ
Bán hàng tại các kênh bán lẻ là công việc được đa số các bạn sinh viên lựa chọn làm thêm nhiều hiện nay. Vậy, nhân viên bán hàng tại cửa hàng gồm những công việc nào? Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Bảng mô tả công việc kênh bán lẻ chi tiết được eLib chia sẻ dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Mô tả công việc Trưởng kênh bán lẻ
1.1 Nhiệm vụ
Chịu trách nhiệm mục tiêu doanh thu được giao.
Lập kế hoạch thực hiện theo chỉ tiêu doanh thu.
Triển khai kế hoạch cho nhân viên trực thuộc.
Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, báo cáo cho Trưởng phòng bán hàng tình hình thực hiện.
Đánh giá – khen thưởng: chấm điểm tác phong và hoạt động, đề nghị thưởng – phạt nhân sự của cửa hàng. Tổng kết công, thưởng trách nhiệm và đánh giá tình hình nhân sự vào mỗi tháng.
Nắm số tồn từng cửa hàng, từng mã hàng, cập nhật thông tin các mã bán mạnh và mã bán chậm.
Quản lý được số lượng hàng xuất trả: nắm được số lượng hàng xuất trả của từng cửa hàng, số lượng hàng sai hỏng không thể tái chế. Có các biện pháp hạn chế về hàng dơ – hàng hư và mất phụ liệu, lên lịch kiểm tra và xử lý về hàng trả ở cửa hàng.
Nắm bắt được thông tin về các nhà cung cấp lân cận có mặt tại khu vực gần cửa hàng.
Nắm bắt được các hình thức khuyến mãi đang tiến hàng tại các cửa hàng và kết quả của chương trình.
1.2 Quyền hạn
Đề xuất tuyển dụng, kỷ luật, khen thưởng, nâng lương, điều động, cấp phép nhân viên bán hàng, cửa hàng trưởng.
Đề xuất phân chỉ tiêu doanh thu cho các cửa hàng.
1.3 Tiêu chuẩn
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing,...
Đã qua công tác thực tiễn quản lý bộ phận kinh doanh trong 2 năm trở lên, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
Đọc hiểu và giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng
2. Mô tả công việc Cửa hàng trưởng
2.1 Nhiệm vụ
Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên bán hàng thuộc quyền quản lý của mình hàng tuần.
Kiểm tra giờ giấc làm việc của nhân viên.
Kiểm tra, giám sát thái độ và tinh thần làm việc của từng nhân viên của mình quản lý.
Họp nhân viên bán hàng 01 lần/tuần.
Đào tạo và huấn luyện nhân viên thuộc quyền quản lý của mình.
Nắm được doanh thu bán hàng hằng ngày, các mã hàng bán được, những mã không bán được, lý do không bán được hàng, những mẫu mã phoọt không đẹp cần sửa chữa.
Quản lý tài sản của cửa hàng: tất cả các tài sản thuộc cửa hàng của mình quản lý.
Nắm bắt được doanh thu bán hàng của các cửa hàng lân cận hoặc một số cửa hàng trong khu vực.
Phân loại khách hàng của cửa hàng: độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, thu nhập…
Giám sát tình hình làm việc và tinh thần thái độ của nhân viên tại cửa hàng.
Quản lý lượng khách VIP thường xuyên lui tới mua sắm tại cửa hàng: tài khoản, mã số VIP Card, sở thích, tên, tuổi, ngày sinh, địa chỉ… và thông báo đến họ những thông tin mới nhất về sản phẩm của công ty
2.2 Quyền hạn
Đề xuất các quyền đối với quản lý nhân sự như nâng lương, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ phép.
Được quyền chủ động sắp xếp cho nhân viên nghỉ việc riêng, điều động công việc nhân viên trong phạm vi cửa hàng, nhưng phải đảm bảo công việc thực hiện trôi chảy.
2.3 Tiêu chuẩn
Sắp xếp ổn định tình hình nhân viên bán hàng trong vòng một tháng.
Nắm bắt được mẫu mã hàng hóa trong vòng một tháng.
Quản lý hoàn tất cửa hàng trong vòng hai tháng.
Đạt chỉ tiêu doanh thu do công ty đưa ra.
Đẩy mạnh doanh thu bán hàng.
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing,...
Có kinh nghiệm Quản lý cửa hàng một năm, ít nhất kinh nghiệm 2 năm bán hàng.
Có khả năng trinh bày tốt.
Anh văn giao tiếp.
Vi tính văn phòng.
3. Mô tả công việc nhân viên bán hàng tại cửa hàng
3.1 Nhiệm vụ
Đảm bảo hàng hoá tại bộ phận phải đầy đủ: mã, loại, quy cách...
Nắm tốt các kỷ năng về sản phẩm: nguồn gốc, chất liệu, màu sắc, from sản phẩm, kiểu dáng, tính năng, bao bì, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Nhập hàng: Căn cứ vào lượng hàng tồn và tốc độ tiêu thụ của từng mã hàng, nhân viên sẽ lên bảng kê đặt hàng, sau đó chuyển cho cửa hàng trưởng xem và báo về công ty để đặt hàng. Phải luôn chủ động trong việc đặt hàng và đảm bảo mỗi tuần nhập ít nhất là 1 lần.
Kiểm hàng tồn: Đếm số lượng theo mã, mod tại từng bộ phận và tổng kết cho ra số tổng tồn. Phải luôn đảm bảo độ chính xác và tính trung thực trong việc kiểm hàng.
Xuất Bán: Thường xuyên có mặt tại khu vực trưng bày để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm. Theo dõi tốc độ tiêu thụ của mỗi mã hàng và báo cáo chi tiết số lượng hàng cách 2 ngày/lần.
Xuất Trả: Căn cứ vào mức độ tiêu thụ và ý kiến khách hàng cũng như thời gian tồn hàng , nhân viên bán hàng sẽ lên bảng kê xuất trả hàng về kho đối với những sản phẩm không còn phù hợp (tứ sản phẩm bị lỗi, hỏng hóc, dơ, không còn được ưa chuộng, bán chậm…). Sau đó nhân viên sẽ làm việc trực tiếp với cửa hàng trưởng về bảng kê xuất trả và báo cáo về công ty. Mỗi lô hàng xuất trả sẽ được quản lý kênh và bộ phận kỹ thuật sẽ kiểm tra lại trước khi nhập kho, khi đó các lỗi hỏng hóc quá nặng (không thể sửa) nếu do bảo quản không cẩn thẩn thì nhân viên sẽ bị trừ vào tiền trách nhiệm vào mỗi tháng. Thời gian xuất trả không được quá 2 lần/tháng.
Bảo quản hàng hoá: Các nhân viên có nhiệm vụ luôn chăm chút hàng hoá, giữ gìn vệ sinh sản phẩm, hướng dẫn khách hàng xem, kiểm tra sản phẩm đúng cách. Báo cáo ngay với cửa hàng trưởng khi phát hiện ra các hiện tượng mất mát, cố ý phá hoại sản phẩm.
Khi phát hiện trường hợp hàng hoá không đảm bảo chất lượng thì phải xếp lại (lập danh sách báo cáo tổng số lượng của từng loại và lý do xuất trả) và xuất trả về kho công ty.
Trưng bày hàng hoá: Luôn luôn đảm bảo sào kệ luôn gọn gàng và tươm tất (dựa vào bảng hướng dẫn trưng bày).
Vệ sinh hàng hoá: vệ sinh sản phẩm, sào, kệ, hằng ngày.
Giao tiếp khách hàng và kỹ năng về sản phẩm: Nắm tất cả các kỷ năng về sản phẩm như: chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, tính năng... Giao tiếp khách hàng theo tài liệu đã huấn luyện.
Các thông tin khác: Cập nhật thông tin về thông tin sản phẩm mới: from sản phẩm, chất liệu, màu, sắc, kiểu dáng… Thống kê về lượng khách hàng tại cửa hàng và (khách xem , thử, mua) đối với hàng công ty.Báo cáo được nguyên nhân tăng giảm tại cửa hàng. Cập nhật được các thông tin: hàng hoá, doanh thu và tỉ lệ tăng giảm của các nhà cung cấp tại cửa hàng lân cận.
Kiểm kê hàng hoá: Nộp hóa đơn bán hàng. Kiểm kê hàng hoá, cân đối sổ sách – nộp tiền. Bổ sung mặt hàng thiếu. Kiểm kê dụng cụ hổ trợ kinh doanh.
Huấn luyện sản phẩm mới: Nhận sản phẩm mới và tư liệu. Nghe hướng dẫn về sản phảm mới và học thuộc lòng.
Tư vấn và bán hàng: Phải thuộc lòng, nắm rõ các bước làm việc như trong tài liệu huấn luyện. Thường xuyên tìm khách hàng tiềm năng và thiết lập cuộc hẹn. Tiếp cận tư vấn và bán sản phẩm.
3.2 Quyền hạn
Đề xuất các phương pháp sắp xếp hàng hoá.
Đề xuất các loại hàng hoá mới.
3.3 Tiêu chuẩn
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng ít nhất 1 năm.
Khả năng giao tiếp tốt.
Tốt nghiệp THPT trở lên
Có ngoại hình khá trở lên.
4. Mô tả công việc nhân viên tiếp thị tại cửa hàng
4.1 Nhiệm vụ
Trưng bày hàng hoá: Hàng hóa cần được trưng bầy một cách khoa học, đảm bảo yếu tố về mặt thẩm mỹ và yếu tố về độ bao phủ - tức là dễ quan sát để người mua dễ lựa chọn và người bán hàng dễ quản lý.
Bán hàng: Thường xuyên có mặt tại khu vực bán hàng, trưng bày sản phẩm để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm, giúp khách hàng làm thủ tục thanh toán khi quyết định mua hàng Theo dõi tốc độ tiêu thụ của mỗi mã hàng và báo cáo chi tiết số lượng hàng vào cuối ngày, hoặc theo yêu cầu của quản lý.
Nhập hàng: Căn cứ vào lượng hàng tồn và tốc độ tiêu thụ của từng mã hàng, nhân viên sẽ lên bảng kê đặt hàng, sau đó chuyển cho cửa hàng trưởng xem và báo về công ty để đặt hàng. Phải luôn chủ động trong việc đặt hàng và đảm bảo hàng luôn sẵn có trong kho.
Kiểm hàng tồn: Đếm số lượng theo mã và tổng kết cho ra số tổng tồn. Phải luôn đảm bảo độ chính xác và tính trung thực trong việc kiểm hàng.
Bảo quản hàng hoá: Các nhân viên bán hàng có nhiệm vụ luôn chăm chút hàng hoá, giữ gìn vệ sinh sản phẩm, hướng dẫn khách hàng xem, kiểm tra sản phẩm đúng cách. Báo cáo ngay với cửa hàng trưởng khi phát hiện ra các hiện tượng mất mát, cố ý phá hoại sản phẩm... hàng hoá không đảm bảo chất lượng thì phải xếp lại (lập danh sách báo cáo tổng số lượng của từng loại và lý do xuất trả) và xuất trả về kho công ty.
Các thông tin khác: Cập nhật thông tin về thông tin sản phẩm mới: form sản phẩm, chất liệu, màu, sắc, kiểu dáng… Thống kê về lượng khách hàng tại cửa hàng và (khách xem , thử, mua) đối với hàng công ty. Báo cáo được nguyên nhân tăng giảm tại cửa hàng. Cập nhật được các thông tin: hàng hoá, doanh thu và tỉ lệ tăng giảm của các nhà cung cấp tại cửa hàng lân cận.
Kiểm kê hàng hoá: Nộp hóa đơn bán hàng. Kiểm kê hàng hoá, cân đối sổ sách – nộp tiền. Bổ sung mặt hàng thiếu. Kiểm kê dụng cụ hổ trợ kinh doanh.
Thường xuyên nghe ngóng tìm hiểu về mức độ hài lòng của khách về cả sản phẩm và phong cách bán hàng để giải pháp khắc phục những hạn chế.
Giải đáp các thắc mắc khiếu nại trong phạm vi quyền hạn của một nhân viên bán hàng.
4.2 Quyền hạn
Đề xuất các phương pháp sắp xếp hàng hoá.
Đề xuất các loại hàng hoá mới.
4.3 Tiêu chuẩn
Giao tiếp tốt, có ngoại hình ưu nhìn là một lợi thế rất cao.
Đảm bảo hàng hoá tại bộ phận phải đầy đủ: mã, loại, quy cách...
Nắm tốt các kỷ năng về sản phẩm: nguồn gốc, chất liệu, màu sắc, from sản phẩm, kiểu dáng, tính năng, bao bì, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Trên đây là bảng mô tả công việc dành cho các vị trí/chức danh của kênh bán lẻ mà eLib muốn chia sẻ đến bạn, hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp bạn nắm bắt công việc một cách nhanh chóng, ngoài ra, đây còn là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng bảng mô tả công việc chất lượng dành cho bộ phận của mình. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tham khảo thêm
- doc Bảng mô tả công việc bộ phận kinh doanh
- doc Bảng mô tả công việc bán hàng siêu thị
- doc Bảng mô tả công việc nhân viên bán hàng đại lý