Bảng mô tả công việc Giám đốc
Giám đốc doanh nghiệp là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. Giám đốc còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho các kết quả kinh doanh. eLib chia sẻ đến bạn mô tả công việc của các chức danh Giám đốc như: Giám đốc điều hành, Giám đốc nhân sự, Giám đốc kinh doanh,... để bạn tham khảo và xây dựng bảng mô tả công việc chính xác cho các chức danh công việc troang doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!
Mục lục nội dung
1. Mô tả công việc Giám đốc điều hành
2. Mô tả công việc Giám đốc kinh doanh
3. Mô tả công việc Giám đốc Marketing
4. Mô tả công việc Giám đốc thương hiệu
5. Mô tả công việc Giám đốc sáng tạo
6. Mô tả công việc Giám đốc nhân sự
7. Mô tả công việc Giám đốc tài chính
1. Mô tả công việc Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành (CEO) là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. CEO còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.
1.1 Nhiệm vụ
- Phát triển kế hoạch kinh doanh phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
- Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
- Khích lệ và đốc thúc hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong đội nhóm. Cải thiện năng lực của từng thành viên để đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
- Đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và đem lại lợi nhuận cao nhất.
- Điều chỉnh hành lang pháp lý và các quy định trong công ty để đảm bảo doanh nghiệp đi đúng với giá trị cốt lõi và văn hóa, duy trì kỷ luật để tiến tới mục tiêu kinh doanh.
- Đọc và phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược/điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với công việc kinh doanh.
- Xây dựng quan hệ tốt với một vài khách hàng trọng yếu và các cổ đông của công ty.
- Hiểu sâu và liên tục cập nhật các thông tin về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh.
1.2 KPI công việc
- Thời gian hoàn thiện chu trình đơn hàng (Order Fulfilment Cycle Time)
- Tỷ lệ giao hàng đủ và đúng thời hạn (Delivery In Full, On Time Rate – DIFOT)
- Tỷ lệ hao hụt hàng tồn kho (Inventory Shrinkage Rate - ISR)
- Chênh lệch so với tiến độ dự án (Project Schedule Variance - PSV)
- Chênh lệch chi phí dự án (Project Cost Variance - PCV)
- Đo lường giá trị thu được (Earned Value Metric)
- Thời gian tới thị trường (Time to Market)
- Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield - FPY)
- Mức độ gia công lại (Rework Level)
- Chỉ số chất lượng (Quality Index)
- Chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể (Overall Equipment Effectiveness - OEE)
1.3 Tiêu chuẩn
- Tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc Cao học các ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh hay các ngành liên quan.
- Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm với vai trò CEO hoặc các vị trí quản lý tương ứng.
- Có kiến thức chuyên sâu về tài chính và chiến lược.
- Có kiến thức rộng về Marketing, PR, Nhân sự, Hành chính, … và các chức năng khác của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru.
- Có khả năng hoạch định và phân tích chiến lược.
- Thành thạo tin học văn phòng. Sử dụng ngoại ngữ ở mức độ khá - tốt đủ thông hiểu đối tác và đàm phán. Thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế.
- Có khả năng tổ chức và lãnh đạo tốt.
- Khả năng ứng biến và xử lý vấn đề tốt.
- Có khả năng thuyết trình và thuyết phục tốt.
- Là người quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm cao.
2. Mô tả công việc Giám đốc phát triển kinh doanh
Giám đốc Phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm vạch định chiến lược nhằm tăng trưởng doanh thu mà vẫn đảm bảo mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.
2.1 Nhiệm vụ
- Xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững tập trung vào việc tăng doanh thu và mức độ hài lòng của khách hàng
- Tiến hành nghiên cứu để tìm kiếm thị trường mới và phát hiện nhu cầu khách hàng
- Xây dựng và duy trì những mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng, bằng cách đồng hành và thấu hiểu nhu cầu, mục tiêu của khách hàng
- Trình bày một cách thuyết phục tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp và giá trị sản phẩm tới các đối tác
- Đào tạo các nhân viên mới thành các nhân viên kinh doanh xuất sắc
- Báo cáo cho ban lãnh đạo về thực trạng kinh doanh cũng như những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới chi phí và chiến lược kinh doanh tổng thể
2.2 KPI công việc
- Doanh thu theo sản phẩm: Tổng doanh thu theo theo tháng của một dòng sản phẩm
- Doanh thu theo đầu người: Doanh thu trung bình mà mỗi nhân viên kinh doanh đạt được
- Lợi nhuận biên trung bình
- Tỉ lệ tăng trưởng doanh số hàng háng
- Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng
- Thời gian chuyển đổi từ lead sang khách hàng
- Tỉ lệ khách hàng mua sản phẩm khác/tiếp tục sử dụng sản phẩm
- Quy mô hợp đồng trung bình (theo thời gian/theo giá trị)
- Tỉ lệ hoàn thành mục tiêu kinh doanh
2.3 Tiêu chuẩn
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành tương tự
- Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí Giám đốc Phát triển kinh doanh, Nhân viên Kinh doanh hoặc các vị trí tương tự
- Có kinh nghiệm kinh doanh các dòng sản phẩm B2B là một lợi thế
- Có kinh nghiệm chạy doanh số và dẫn dắt đội ngũ kinh doanh hoàn thành chỉ tiêu
- Thành thạo kĩ năng giao tiếp và đàm phán
- Thành thạo kĩ năng tạo dựng và duy trì mối quan hệ
- Thành thạo kĩ năng quản lí thời gian và lên kế hoạch
3. Mô tả công việc Giám đốc Marketing
CMO là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động marketing của công ty; xây dựng và phát triển chiến lược marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tầm nhìn doanh nghiệp.
3.1 Nhiệm vụ
- Theo dõi xu hướng thị trường để điều hướng hoạt động marketing của doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với chiến lược và mục tiêu tổng thể của công ty
- Tham gia xây dựng các kế hoạch marketing cụ thể cho phòng ban
- Giám sát thực hiện kế hoạch marketing của các phòng ban, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng
- Lên kế hoạch và giám sát việc thực hiện các chiến dịch marketing
- Làm việc với giám đốc các bộ phận khác để cùng thống nhất chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh nói chung và marketing nói riêng
- Xây dựng mạng lưới đối tác
- Tìm kiếm và phát triển đội ngũ chuyên viên marketing
3.2 KPI công việc
- Mức doanh thu do Marketing đóng góp vào tổng doanh thu
- Marketing ROI
- Chi phí trên một khách hàng tiềm năng (Cost Per Lead)
- Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)
- Chi phí trên một khách hàng (Lifetime Value:Customer Acquisition Cost)
- Tỉ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng
- Tỉ lệ chuyển đổi từ Traffic sang Lead
- Traffic, Lead, tỉ lệ chuyển đổi và chi phí trên một khách hàng tiềm năng của từng kênh (organic, social,..)
- Tỉ lệ hoàn thành mục tiêu của chiến dịch
- Các chỉ số về mức độ nhận diện thương hiệu (số lượng fan trên các kênh social, lượng mention, lượng engage, lượng reach, số lượng tìm kiếm về thương hiệu, chất lượng của các mention…)
3.3 Tiêu chuẩn
- Có kinh nghiệm ở vị trí Giám đốc Marketing hoặc các vị trí tương tự
- Có kiến thức Marketing dày dạn, bài bản. Có kinh nghiệm xây dựng chiến lược marketing ở mọi khía cạnh (branding, sản phẩm, phân phối,...)
- Có kiến thức chắc chắn về các phương pháp nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu
- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Truyền thông, Marketing hoặc các lĩnh vực tương tự.
- Hiểu biết về các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh
- Có tư duy sáng tạo, đột phá nhưng cũng có đầu óc phân tích sắc sảo
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc
- Thành thạo kỹ năng quản trị mối quan hệ
4. Mô tả công việc Giám đốc thương hiệu
Giám đốc Thương hiệu (Brand Manager) là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích insight của khách hàng và xây dựng chiến lược thương hiệu.
4.1 Nhiệm vụ
- Theo dõi xu hướng thị trường, khảo sát ý kiến người tiêu dùng và tìm hiểu chiến dịch của đối thủ
- Phân tích thị trường để định vị thương hiệu và xác định insight của khách hàng mục tiêu
- Hoạch định chiến lược định vị và xâm nhập thị trường
- Đảo bảo sự hoà hợp giữa tính cách thương hiệu với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty
- Lên ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông cho thương hiệu
- Giám sát các hoạt động marketing và quảng cáo để đảo bảo tính nhất quán với chiến lược sản phẩm
- Dự kiến các rủi ro để có biện pháp xử lí kịp thời
- Theo dõi và báo cáo hiệu quả của chiến dịch
4.2 KPI công việc
- Brand Awareness: social engagement, direct traffic tới website và branded search volume
- Brand Perception via social listening and market research
- ROI
4.3 Tiêu chuẩn
- Ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm Quản lý Thương hiệu
- Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, Truyền thông hoặc lĩnh vực tương tự
- Có kiến thức toàn diện, bài bản về hoạt động marketing và branding
- Có kinh nghiệm xác định khách hàng mục tiêu và nghĩ ra chiến dịch
- Kĩ năng lãnh đạo và tư duy chiến lược
- Kĩ năng giao tiếp tốt
- Kĩ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định
- Khả năng sáng tạo và phân tích tốt
- Chủ động cập nhật các biến động thị trường và áp dụng vào thực tiễn
5. Mô tả công việc Giám đốc sáng tạo
Giám đốc sáng tạo là người có kinh nghiệm để cung cấp cho nhóm sáng tạo hướng dẫn và ý tưởng để khởi chạy các dự án ấn tượng mới. Giám đốc sáng tạo sẽ đưa ra các khái niệm và chiến lược cho một công ty kinh doanh cụ thể và sẽ theo dõi tiến độ của nó. Bạn có thể thực hiện tầm nhìn sáng tạo của mình và trở thành điểm tham chiếu cho bất kỳ kế hoạch sáng tạo nào muốn thực hiện theo cách của mình cho khách hàng với mục đích là để đạt được kết quả tốt nhất có thể, để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của chúng tôi.
5.1 Nhiệm vụ
- Phát minh ra những ý tưởng mới cho thương hiệu, chiến dịch quảng cáo và thông điệp tiếp thị
- Phải tiếp xúc với các dạng bài và thiết kế mới, đồng thời nhận ra các phương pháp tiếp cận mới để quảng cáo.
- Cộng tác với các trưởng bộ phận khác để có được kiến thức sâu về các yêu cầu của khách hàng
- Tạo động lực cho các nhóm sản xuất content để giúp họ làm việc hiệu quả
- Dẫn dắt động não/phiên sáng tạo để tạo ý tưởng
- Viết và sáng tạo ý tưởng độc đáo đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như của công ty.
- Sửa đổi nội dung và bản trình bày, phê duyệt/từ chối ý tưởng, cung cấp phản hồi cho nhóm
- Theo dõi kết quả nỗ lực của nhóm và đề xuất hành động cho tương lai
5.2 KPI công việc
- Giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value)
- Tỷ lệ tăng trưởng thị trường (Market Growth Rate)
- Tỷ lệ phần trăm của nhãn hiệu/thương hiệu của sản phẩm so với các nhãn hiệu khác cùng loại (Online Share of Voice - OSOV)
- Sức mạnh hệ thống đường ống đổi mới (Innovation Pipeline Strength - IPS)
- Lợi tức đầu tư vào đổi mới (Return on Innovation Investment - ROI2)
- Thời gian tới thị trường (Time to Market)
5.3 Tiêu chuẩn
- Cử nhân về chuyên ngành quảng cáo, mỹ thuật, thiết kế hoặc lĩnh vực liên quan; ThS/MA về ngành tương đương là một lợi thế
- Đã từng có kinh nghiệm làm giám đốc sáng tạo hoặc trong vai trò sáng tạo tương tự
- Có kinh nghiệm thực hành trong quá trình sáng tạo, tiếp thị, thiết kế đồ họa và phát triển thương hiệu
- Kiến thức làm việc tuyệt vời của phần mềm như Photoshop, Illustrator, InDesign, v.v.
- Kỹ năng lãnh đạo và tổ chức xuất sắc
- Khả năng phân tích và giao tiếp cá nhân tốt
6. Mô tả công việc Giám đốc nhân sự
Giám đốc nhân sự (CHRO) là người chịu trách nhiệm việc thiết kế và triển khai kế hoạch nhân sự tổng thể của công ty, kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan tới việc tuyển dụng, đào tạo - phát triển, chính sách đại ngộ, thưởng phạt, quy chế cho nhân viên của công ty.
6.1 Nhiệm vụ
- Là người chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch/chiến lược nhân sự tổng thể cho doanh nghiệp (cả ngắn hạn và dài hạn), trình bày kế hoạch với ban quản trị và toàn thể công ty.
- Điều hành, quản lý đội nhóm, các phòng ban nhỏ trong bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện để tối đa hóa phát triển tiềm năng con người, đảm bảo quyền lợi nhân sự, đảm bảo các vị trí trong doanh nghiệp là đủ để cả bộ máy vận hành tốt.
- Phân tích và sắp xếp các số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự bao gồm các số đo về KPIs, đánh giá năng lực nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng nhân sự, các chỉ tiêu trong chính sách nhân sự của doanh nghiệp tương ứng với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tìm ra các kẽ hở về nhân sự trong doanh nghiệp (thiếu nhân sự, nhân sự thiếu năng lực, kiến thức hay thái độ làm việc), các vấn đề về sự thỏa mãn của nhân sự khi làm việc tại doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề này.
- Hợp tác với các chuyên viên Nhân sự trong bộ phận để thực hiện tốt các nhiệm vụ phân tích và đánh giá. CHRO là người tổng hợp và bao quát nhưng khi cần thiết vẫn cần sát sao tiểu tiết công việc của chuyên viên.
- Hiểu rõ ngành nghề của doanh nghiệp, đưa ra đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự/phòng ban mới phù hợp với xu thế kinh doanh hiện đại, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ về nhân sự khác mà ban quản trị ủy nhiệm.
6.2 KPI công việc
- Tổng số CV/đợt tuyển dụng
- Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu
- Chỉ số hiệu quả quảng cáo tuyển dụng
- Thời gian để tuyển nhân viên
- % ứng viên/phí tuyển dụng
- Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng
- Mức thu nhập giờ công trung bình
- Tỉ lệ chi phí lương
- Tỷ lệ báo cáo an toàn lao động
- Tỷ lệ nhân viên đào tạo
- Tỷ lệ vòng quay nhân viên
- Tỷ lệ vòng đời nhân viên
- Tuổi trung bình của lực lượng lao động
6.3 Tiêu chuẩn
- Tốt nghiệp các ngành liên quan tới Nhân lực, Quản trị và các ngành liên quan khác.
- Cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị Nhân sự với các vị trí tương đương Giám đốc Nhân sự, Trưởng phòng Tuyển dụng, Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển hay Trưởng phòng chế độ - chính sách tại doanh nghiệp.
- Khả năng lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm.
- Có kinh nghiệm triển khai các chiến lược, kế hoạch Nhân sự (chiến lược Nhân sự, kế hoạch Đào tạo, Chính sách - Quy chế trong doanh nghiệp) ngắn và dài hạn.
- Khả năng thuyết trình tốt.
- Kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề nội bộ, khả năng làm việc 1-1 tốt.
- Thấu hiểu và duy trì văn hóa doanh nghiệp.
- Nhạy bén trong nắm bắt xu thế kinh doanh để tuyển dụng, bổ nhiệm các nhân sự mới, phù hợp với điểm khuyết thiếu của doanh nghiệp.
7. Mô tả công việc Giám đốc tài chính
Giám đốc tài chính (CFO) là người phụ trách chính trong mảng tài chính của doanh nghiệp. CFO sẽ phân tích tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, tính toán các khoản tài chính (đầu tư, chi phí,…) cụ thể, dự trù quỹ dự phòng cho doanh nghiệp, hoạch định kế hoạch tài chính tổng thể của doanh nghiệp, sau đó đánh giá và làm báo cáo trình ban giám đốc. CFO đảm bảo bộ máy tài chính vận hành trơn tru để giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường.
7.1 Nhiệm vụ
- Tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp.
- Đánh giá các dự án của doanh nghiệp trên phương diện tài chính.
- Lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ phòng cho các tình huống có rủi ro xảy ra.
- Duy trì khả năng thanh khoản và nguồn tài chính cho Doanh nghiệp.
- Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận.
- Thiết lập chính sách quản lý tiền mặt của doanh nghiệp.
- Quản lý và chỉ đạo hoạt động của Phòng Kế toán, Phòng Tài vụ, Phòng sản xuất - Kinh doanh, Phòng Xuất Nhập khẩu và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ,…
- Chỉ đạo thực hiện báo cáo tài chính định kỳ, duyệt báo cáo và trình lên giám đốc.
- Thực hiện các công việc được ủy quyền khác.
7.2 KPI công việc
- Lợi nhuận ròng (Net Profit)
- Lợi nhuận biên ròng (Net Profit Margin)
- Lợi nhuận biên gộp (Gross Profit Margin)
- Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Profit Margin)
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate)
- Chỉ số Tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông (Total Shareholder Return - TSR)
- Giá trị kinh tế gia tăng (Economic Value Added - EVA)
- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment - ROI)
- Tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư (Return on Capital Employed - ROCE)
- Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets - ROA)
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio)
- Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle - CCC)
- Tỷ lệ vốn lưu động (Working Capital Ratio)
- Tỷ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio - OER)
- Tỷ lệ chi phí vốn trên doanh thu (CAPEX to Sales Ratio)
- Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần (Price Earnings Ratio - P/E Ratio)
7.3 Tiêu chuẩn
- Tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên các ngành liên quan tới Tài chính, Kế toán - Kiểm toán, Ngân hàng và các ngành liên quan khác.
- Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm tại vị trí Giám đốc Tài chính hoặc vị trí quản lý có cấp độ tương tự.
- Nắm vững chuyên môn tài chính và quản lý tài chính.
- Là người có khả năng lãnh đạo, bao quát và quản lý tốt.
- Là người có khả năng tổng hợp, phân tích và đưa ra những kế hoạch/quyết định tài chính nhạy bén giúp bảo toàn và phát triển khối tài sản của doanh nghiệp.
- Khả năng dự trù và quản lý rủi ro tốt.
- Là người quyết đoán, bộc trực, có khả năng quản lý tốt.
8. Mô tả công việc Giám đốc vận hành
Giám đốc vận hành (COO) là người vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp với vai trò thiết kế cấu trúc doanh nghiệp, thiết lập các chính sách, văn hóa và tầm nhìn cho doanh nghiệp. Giám đốc vận hành quản lý sự hiệu quả các đội nhóm thực thi các chính sách hay chiến lược của doanh nghiệp.
8.1 Nhiệm vụ
- Thiết kế, áp dụng và quản lý các quy trình làm việc cho đội nhóm hay cá nhân trong doanh nghiệp.
- Thiết lập và thi hành các chính sách và chế độ nhằm duy trì văn hóa và tầm nhìn của doanh nghiệp.
- Lãnh đạo đội ngũ nhân viên thực thi. Đánh giá năng lực và kết quả làm việc của các nhân viên thực thi kế hoạch.
- Hỗ trợ CEO trong việc điều hành doanh nghiệp.
- Tham gia vào việc bàn bạc và hoạch định các chiến lược kinh doanh của công ty.
- Quản lý các mối quan hệ với khách hàng/nhà cung cấp.
8.2 KPI công việc
- Thời gian hoàn thiện chu trình đơn hàng (Order Fulfilment Cycle Time)
- Tỷ lệ giao hàng đủ và đúng thời hạn (Delivery In Full, On Time Rate – DIFOT)
- Tỷ lệ hao hụt hàng tồn kho (Inventory Shrinkage Rate - ISR)
- Chênh lệch so với tiến độ dự án (Project Schedule Variance - PSV)
- Chênh lệch chi phí dự án (Project Cost Variance - PCV)
- Đo lường giá trị thu được (Earned Value Metric)
- Thời gian tới thị trường (Time to Market)
- Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield - FPY)
- Mức độ gia công lại (Rework Level)
- Chỉ số chất lượng (Quality Index)
- Chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể (Overall Equipment Effectiveness - OEE)
8.3 Tiêu chuẩn
- Tốt nghiệp trình độ Đại học/Cao học các ngành Quản lý Nhân sự, Quản trị Kinh doanh hoặc các ngành liên quan.
- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm ở vị trí COO hoặc các vị trí quản lý tương tự.
- Có hiểu biết chuyên sâu về quản lý nhân sự, thiết lập quy trình và áp dụng đánh giá quy trình.
- Có khả năng hiểu và đóng góp ý kiến vào chiến lược kinh doanh và việc điều hành công ty.
- Hiểu biết rộng về các lĩnh vực khác như Marketing, PR, Truyền thông nội bộ,… là một lợi thế.
- Nhạy bén trong việc xử lý tình huống, vấn đề phát sinh.
- Quyết đoán trong việc đưa ra quyết định.
- Thành thạo tin học văn phòng. Thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế.
Trên đây là các bảng mô tả công việc dành cho ban giám đốc doanh nghiệp thực hiện nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp được diễn ra một cách hiệu quả. Ngoài ra, eLib còn chia sẻ đến bạn các bảng mô tả công việc của từng chức danh công việc cụ thể, mời các bạn cùng tham khảo.
Tham khảo thêm