Bệnh mồ hôi máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Nhiều người thường nghĩ đổ mồ hôi máu chỉ thường có trong các câu chuyện, bộ phim viễn tưởng, nhưng đây là một tình trạng sức khỏe có thật. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý hiếm gặp này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu về bệnh mồ hôi máu
Bệnh mồ hôi máu là gì?
Đổ mồ hôi máu là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp trong đó bạn đổ mồ hôi máu. Nhiều người thường nghĩ đổ mồ hôi máu chỉ thường có trong các câu chuyện, bộ phim viễn tưởng, nhưng đây là một tình trạng sức khỏe có thật.
2. Triệu chứng đổ mồ hôi máu
Những dấu hiệu và triệu chứng đổ mồ hôi máu là gì?
Những người bị tụ máu có thể đổ mồ hôi máu từ da. Tình trạng này thường xảy ra trên mặt, nhưng cũng có thể ở lớp niêm mạc bên trong cơ thể, như trong mũi, miệng hoặc dạ dày. Phần da xung quanh khu vực có thể bị sưng tạm thời.
Chảy máu ở tai và mắt cũng liên quan đến bệnh mồ hôi máu.
Nếu bạn đổ mồ hôi một màu khác như vàng, xanh dương, xanh lá cây hoặc đen, bạn có thể mắc bệnh khác liên quan đến nhiễm sắc thể.
Chảy máu thường tự dừng lại và không nghiêm trọng, mặc dù bạn có thể bị mất nước và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.
3. Nguyên nhân đổ mồ hôi máu
Nguyên nhân nào gây đổ mồ hôi máu?
Chảy máu xảy ra khi mạch máu nhỏ vỡ. Một số mạch máu, bao gồm những mạch máu gần tuyến mồ hôi và trong màng nhầy, gần bề mặt da hơn. Do đó, chúng có nhiều khả năng vỡ. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mồ hôi máu thường xảy ra ở khu vực gần mũi, trán và các bộ phận khác của cơ thể nằm gần tuyến mồ hôi hoặc màng nhầy.
Căng thẳng về thể chất và tâm lý cũng có thể gây đổ mồ hôi máu, mặc dù vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh luận điểm này. Tỷ lệ căng thẳng, rối loạn lo âu và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng tỷ lệ người mắc mồ hôi máu thì không. Điều này cho thấy các tính trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra bệnh này.
Những người có tiền sử đổ mồ hôi thường có khiếm khuyết ở lớp hạ bì, làm cho máu tích tụ ở khu vực khiếm khuyết, gây đổ mồ hôi máu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đổ mồ hôi máu đều do căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Thông thường, các bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân cơ bản gây đổ mồ hôi máu. Một số nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng các vấn đề về hệ thần kinh có thể đóng một vai trò trong quá trình tạo máu.
4. Nguy cơ đổ mồ hôi máu
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đổ mồ hôi máu?
Đổ mồ hôi máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc rối loạn chảy máu.
Tình trạng này cũng xảy ra với phụ nữ đang có kinh nguyệt.
Đôi khi, sự đau khổ hoặc sợ hãi cực độ, chẳng hạn như đối mặt với cái chết, bị tra tấn hoặc lạm dụng nghiêm trọng, cũng có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi máu.
5. Chẩn đoán và điều trị đổ mồ hôi máu
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đổ mồ hôi máu?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng chảy máu, bao gồm thời gian kéo dài và tần suất xảy ra. Họ sẽ nói chuyện về sức khỏe của bạn nói chung, các vấn đề y tế của bạn và bệnh sử của các thành viên trong gia đình. Họ cũng sẽ muốn biết cuộc sống của bạn có những căng thẳng hay áp lực nào không.
Để cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi máu, bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu và hình ảnh để tìm kiếm manh mối và loại trừ các vấn đề khác. Bạn có thể sẽ làm các xét nghiệm để kiểm tra gan và thận có hoạt động tốt không. Bạn cũng có thể làm các xét nghiệm như chụp CT hoặc siêu âm, tùy thuộc vào nơi chảy máu.
Các bác sĩ chuyên về máu, da liễu hoặc các lĩnh vực khác cũng có thể tham gia để giúp điều trị bệnh tốt hơn.
Những phương pháp nào giúp điều trị mồ hôi máu?
Nếu bác sĩ phát hiện hoặc nghi ngờ một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó đang làm bạn chảy máu, họ sẽ cố gắng xử lý vấn đề đó để ngăn chặn nó xảy ra lần nữa. Bác sĩ có thể chỉ định:
- Thuốc chẹn beta hoặc vitamin C để hạ huyết áp;
- Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu hoặc liệu pháp để hạn chế các cơn liên quan đến căng thẳng cảm xúc cao;
- Thuốc giúp đông máu hoặc cầm máu.
Đổ mồ hôi máu có nguy hiểm không?
Mồ hôi máu có thể đáng sợ, nhưng thường không nguy hiểm. Máu chảy ra là từ các mạch máu nhỏ nằm gần bề mặt da, không phải tĩnh mạch sâu hoặc động mạch, do đó lượng máu mất không nhiều.
Ngay cả những người gặp phải tình trạng đổ mồ hôi máu trên nhiều vùng cơ thể cũng không có nguy cơ chảy máu đến tử vong mặc dù họ có thể bị chóng mặt, lo lắng và mất nước. Do đó, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ khi thấy có các triệu chứng đổ mồ hôi máu.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Mồ hôi máu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và chẩn đoán bệnh.