Hội chứng mệt mỏi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mệt mỏi là tình trạng mà những người bệnh thường xuyên gặp phải. Đây là một triệu chứng không đặc hiệu và người bệnh thường than phiền rằng họ không đủ sức khỏe, cảm thấy ốm yếu hoặc mất hết sinh lực. Có vô số nguyên nhân gây ra mệt mỏi, tất cả nguyên nhân bệnh lý và cả tâm lý đều có thể có biểu hiện này. Do đó, chẩn đoán nguyên nhân mệt mỏi cần phải có sự thăm khám và các xét nghiệm từ các bác sĩ. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Hội chứng mệt mỏi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Mệt mỏi là tình trạng gì?

Mệt mỏi là trạng thái bạn luôn luôn cảm thấy thiếu năng lượng. Mệt mỏi còn có tên gọi khác là kiệt sức, rã rời hoặc thiếu sinh khí.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mệt mỏi là gì?

Các triệu chứng của tình trạng này sẽ khác nhau tùy thuộc vào các nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Bệnh tim, phổi hoặc thiếu máu có thể gây khó thở hoặc mệt mỏi với các hoạt động thường ngày; Tiểu đường có thể làm người bệnh đi tiểu và uống nhiều nước hoặc thay đổi thị lực; Suy giáp gây ra các triệu chứng như cảm thấy lạnh, khô da, tóc dễ gãy.

Một số triệu chứng khác liên quan đến mệt mỏi bao gồm:

Sụt cân; Đau ngực hoặc khó thở; Nôn mửa hoặc tiêu chảy; Sốt và ớn lạnh; Đau cơ; Lo âu và trầm cảm.

Nếu không điều trị mệt mỏi dứt khoát, bạn có thể mắc một số biến chứng sau:

Phiền muộn; Tự cô lập; Hạn chế lối sống; Thường xuyên nghỉ việc.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần cấp cứu hoặc chăm sóc khẩn nếu tình trạng mệt mỏi đi kèm các dấu hiệu sau:

Chảy máu bất thường, gồm chảy máu trực tràng hoặc nôn ra máu; Đau đầu nghiêm trọng.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng mệt mỏi?

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra mệt mỏi, được chia làm 3 nhóm: yếu tố về lối sống, vấn đề y tế, vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Các yếu tố về lối sống

Nếu như bạn đang mệt mỏi, các hoạt động hoặc lối sống có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, bao gồm:

Các hoạt động thể chất yêu cầu vận động quá mức; Thiếu vận động; Thiếu ngủ; Buồn chán; Thừa cân hoặc béo phì; Căng thẳng cảm xúc; Đau buồn; Sử dụng một số loại thuốc nhất định; Uống rượu thường xuyên; Dùng ma túy; Dùng các chất gây nghiện; Sử dụng caffeine; Chế độ ăn không hợp lý và thiếu bổ dưỡng.

Vấn đề sức khỏe

Một số vấn đề về y tế có thể dẫn đến mệt mỏi bao gồm:

Thiếu máu; Đau đớn; Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận); Suy giáp; Cường giáp; Viêm khớp; Mất ngủ hoặc các chứng rối loạn mất ngủ; Rối loạn ăn uống; Rối loạn tự miễn dịch; Hội chứng đau cơ xơ hóa; Suy tim sung huyết; Ung thư; Tiểu đường; Các bệnh về thận hoặc gan; Nhiễm trùng; Hội chứng mệt mỏi mạn tính; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Hội chứng bồn chồn tay chân.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần

Những người phải chống chọi với lo lắng và trầm cảm có thể cảm thấy mệt mỏi.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tình trạng mệt mỏi?

Mệt mỏi là tình trạng rất phổ biến và bạn  cần nhớ đây chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Rất nhiều bệnh sẽ gây ra mệt mỏi, có thể là về thể chất, tâm lý hoặc cả hai.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng mệt mỏi?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây mệt mỏi bao gồm người ở độ tuổi 40 và 50, phụ nữ, tình trạng căng thẳng.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để chẩn đoán tình trạng mệt mỏi?

Các bác sĩ thường đề nghị kiểm tra sức khỏe đầy đủ để tìm ra những dấu hiệu cơ bản của bệnh. Việc kiểm tra, đánh giá các bộ phận cơ thể kết hợp với những bất thường trong bệnh sử có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Đặc biệt, bạn cần chú ý những chẩn đoán về bất thường ở tuyến giáp, sưng hạch bạch huyết, nhịp tim đập bất thường. Bạn cũng cần kiểm tra tình trạng và phản xạ của cơ.

Tùy thuộc vào bệnh sử và các xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng mệt mỏi?

Mệt mỏi là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn, vì vậy phương pháp điều trị tình trạng này phụ thuộc vào nguyên nhân, có thể là về thể chất, tâm lý hoặc cả hai. Một số triệu chứng có thể được giải quyết ngay sau khi được chữa khỏi.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng mệt mỏi?

Nếu bạn sớm nhận ra mệt mỏi sẽ giúp bác sĩ tìm ra các nguyên nhân bệnh.

Đôi khi, các triệu chứng như mệt mỏi xuất hiện từ từ và gây khó khăn trong việc phát hiện ra tình trạng sức khỏe. Bạn bè và gia đình có thể nhận ra thay đổi này trong các hoạt động của bạn. Người bệnh sẽ rất khó tự nhận thức về sự sút giảm ở khả năng hoạt động của cơ thể vì họ thường lặp đi lặp lại những thay đổi nhỏ để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Cảm giác mệt mỏi, dù do bất kỳ nguyên  nhân gì, đều cho thấy có một vấn đề trong sức khỏe của bạn (sức khỏe thể chất hoặc tâm thần). Một trong những cách có thể hạn chế sự mệt mỏi tinh thần là duy trì lối sống vui vẻ, lạc quan. Thường xuyên tập thể dục hoặc chơi thể thao cũng là một cách giải tỏa căng thẳng. Bạn đừng cố chịu đựng cơn mệt mỏi một mình mà hãy đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất để duy trì trạng thái sức khỏe ổn định, ngăn ngừa mệt mỏi do các nguyên nhân bệnh lý.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng mệt mỏi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM