Mây mật - Làm thuốc hút độc

Mây mật  là cây thuộc họ Cau, mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai, thân được dùng làm lạt hoặc đau lát, quả dùng ăn trầu. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.

Mây mật - Làm thuốc hút độc

Mây mật - Calamus tetradactylus Hance., thuộc họ Cau - Arecaceae.

1. Mô tả

Thân trườn dài 1-6m, to 6-8mm. Lá dài 25-70cm, mang 14-27 lá chét ở mỗi bên, gắn thành nhóm 2-4 lá; 2 lá chét ở ngọn dính nhau, bẹ có roi dài. Buồng hoa dài đến 1,5m, có roi, chuỳ 3 -8, hoa 2,6-3mm. Quả tròn to 8mm, vẩy vàng rơm, có đốm nâu ở ngọn, mép trắng.

Hoa tháng 1-3, có quả vàng tháng 4-5.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Calami Tetradactyli.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta.

4. Tính vị, tác dụng

Có tác dụng bạt độc.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thân dùng làm lạt hoặc để đan lát. Quả màu trắng nhạt nạc, vị chua, thường dùng để ăn trầu.

Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc hút độc.

6. Ghi chú

Loài Mây gai dẹp - Calamus platyacanthoides Merr., ở Trung Quốc gọi là Tỉnh đằng, có thân dây cũng được sử dụng như Mây mật.

Còn có nhiều loài Mây khác cũng có quả ăn được, như Mây sơn hay Mây song - Calamus rudentum Lour., Mây tàu - Calamus palustris Griff. var. cochinensis Griff., Mây Đồng Nai - Calamus dongnaiensis Pierre.

Trên đây là một số thông tin về cây Mây mật mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM