Mẫu tờ trình bổ nhiệm phổ biến nhất hiện nay

Tờ trình bổ nhiệm là văn bản được lập ra nhằm trình bày về việc tổ chức thực hiện bổ nhiệm đối với cá nhân cán bộ mới phục vụ các vị trí còn trong các cơ quan thuộc các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hiện nay. Bài viết dưới đây chia sẻ các mẫu tờ trình bổ nhiệm phổ biến nhất hiện nay, mời các bạn cùng eLib tìm hiểu nhé!

Mẫu tờ trình bổ nhiệm phổ biến nhất hiện nay

1. Mẫu tờ trình bổ nhiệm là gì?

Tờ trình bổ nhiệm là văn bản được lập ra nhằm trình bày về việc tổ chức thực hiện bổ nhiệm đối với cá nhân cán bộ mới phục vụ các vị trí còn trong các cơ quan thuộc các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hiện nay.

2. Hướng dẫn cách viết mẫu tờ trình bổ nhiệm

Mẫu tờ trình bổ nhiệm bao gồm 3 phần theo quy định chung khi viết mẫu tờ trình. Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết. Khi trình bày phần mở đầu và phần kết, các bạn cần trình bày theo mẫu quy định đối với văn bản hành chính bao gồm Tên công ty, Quốc hiệu, tên tờ trình, trích yếu, các căn cứ liên quan, chữ ký của người làm mẫu tờ trình và người có thẩm quyền phê duyệt.

Trong đó, nội dung cơ bản của mẫu tờ trình về việc bổ nhiệm cán bộ sẽ được trình bày như sau:

LOGO/TÊN ĐƠN VỊ

Số: ......................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o--------

................., ngày...tháng...năm...

TỜ TRÌNH
(V/v: bổ nhiệm ..…..)

Kính gửi:...................................................................................

- Căn cứ vào..........................................................................................................................................

- Xét năng lực và tình hình thực tế công việc của cán bộ.

...................................... thực hiện quyết định đề nghị tiến hành bổ nhiệm đối với các cá nhân, cán bộ sau:

I. Đề xuất bổ nhiệm                                                                                                                       ĐVT: 1.000

  • Cột 1: Họ tên cán bộ, nhân viên được bổ nhiệm
  • Cột 2: Tên đơn vị công tác, bao gồm tên đơn vị công tác hiện tại và tên đơn vị công tác đề xuất bổ nhiệm làm việc
  • Cột 3: Vị trí công tác, bao gồm vị trí công tác hiện tại và vị trí công tác đề xuất bổ nhiệm
  • Cột 4: Thu nhập, bao gồm mức thu nhập hiện tại và mức thu nhập đề xuất cho vị trí công tác mới

II. Lý do bổ nhiệm

Ba mục cơ bản của tờ trình bổ nhiệm sẽ được diễn giải như sau:

Phần I:

  • Ghi rõ họ tên người được đề xuất bổ nhiệm
  • Ghi phòng/ban nơi cán bộ hiện đang công tác và phòng/ban nơi cán bộ được đề xuất chuyển đến.
  • Vị trí công tác được đề xuất bổ nhiệm ở thời điểm hiện tại và vị trí công tác đang được đề xuất bổ nhiệm.
  • Thống kê mức thu nhập hiện tại được đề xuất bổ nhiệm và mức thu nhập đề xuất cho vị trí bổ nhiệm mới.

Phần II:

  • Nêu rõ các lý do đề xuất bổ nhiệm.

Phần III:

  • Trình bày rõ ràng các quá trình làm việc và công tác của cá nhân các bộ được đề xuất, và những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của cá nhân cá bộ đó có nhằm phục vụ, đáp ứng cho vị trí công việc mới.

3. Một số lưu ý khi trình bày tờ trình bổ nhiệm

  • Mẫu tờ trình bổ nhiệm phải có đầy đủ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Đảm bảo đẩy đủ các nội dung bắt buộc cần nêu trong tờ trình bổ nhiệm: Tên doanh nghiệp, tên người được cử đi tham gia các lớp đào tạo, mục đích của lớp đào tạo, thời gian đào tạo,….
  • Nội dung trình bày trong “tờ trình bổ nhiệm” cần đảm bảo bố cục rõ ràng, không mắc các lỗi về kí tự đánh máy, lỗi chính tả.
  • Ngôn ngữ trình bày hợp nội dung, mạch lạc, dễ hiểu không bay bổng, không sử dụng các phép ẩn dụ hoán dụ khi soạn thảo mẫu “tờ trình bổ nhiệm”.

4. Mẫu tờ trình bổ nhiệm tham khảo

4.1 Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ

  • Tờ trình bổ nhiệm cán bộ được lập ra để gửi đến các bộ cấp trên trước khi có quyết định chính thức cho việc bổ nhiệm cán bộ.
  • Một mẫu “tờ trình bổ nhiệm cán bộ” theo đúng quy định hiện nay sẽ bao gồm đầy đủ được các nội dung thông tin sau: thông tin họ tên cá nhân cán bộ được bổ nhiệm, đơn vị công tác hiện tại, đơn vị công tác đề xuất, vị trí công tác hiện tại, vị trí công tác đề xuất, mức thu nhập hiện tại, mức thu nhập mới cho vị trí đề xuất, lý do bổ nhiệm cán bộ, chữ kí đồng thuận của các ban lãnh đạo liên quan. Sau khi được soạn thảo, các thông tin được trình bày tờ trình bổ nhiệm cán bộ sẽ được ban Giám đốc cơ quan doanh nghiệp xem và xét duyệt cụ thể, trước khi công bố công văn về việc thông báo bổ nhiệm cán bộ ở vị trí mới.

Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ

4.2 Mẫu tờ trình chủ trương bổ nhiệm

Mẫu tờ trình chủ trương bổ nhiệm

4.3 Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng/ giám đốc

Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng/ giám đốc

4.4 Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm hiệu trưởng

Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm hiệu trưởng

 4.5 Mẫu tờ trình bổ nhiệm kế toán trưởng

Mẫu tờ trình bổ nhiệm kế toán trưởng

4.6 Mẫu tờ trình bổ nhiệm/bổ nhiệm lại chức danh

Mẫu tờ trình bổ nhiệm/bổ nhiệm lại chức danh

4.7 Mẫu tờ trình bổ nhiệm chức vụ đối với công chức, viên chức

Mẫu tờ trình bổ nhiệm chức vụ đối với công chức, viên chức

4.8 Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ quản lý

PHÒNG GD&ĐT …….

TRƯỜNG THCS …..

Số: 22/TTr-NGT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…., ngày … tháng … năm 20…

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị bổ nhiệm lại Cán bộ quản lý trường học

                 Kính gửi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ………………

Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 03/01/2013 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk về việc ban hành Quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Cán bộ quản lý trường học do phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý;

Căn cứ Quyết định số 3174/QĐ-UBND ngày 04/7/2008 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk về việc bổ nhiệm Cán bộ quản lý trường học;

Căn cứ kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng tại cuộc họp Hội đồng sư phạm trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự, ngày 24/5/2013;

Nay Trường THCS Ngô Gia Tự kính trình phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk đề nghị bổ nhiệm lại chức vụ phó hiệu trưởng đối với ông, bà có tên sau đây:

- Họ và tên người đề nghị bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng:

+  Bà Nguyễn Thị Phương Thanh. Giới tính: Nữ.

+ Sinh ngày 17 tháng 11 năm 1977. Quê quán: Nghi Lộc – Nghệ An.

+ Năm vào ngành giáo dục: 1999.

+ Thường trú: Buôn EaDruych - xã Cư Pơng - huyện Krông Buk – tỉnh Đắk Lắk.

+ Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng.

+ Ngày bổ nhiệm chức vụ hiện nay: 04/7/2008.

+ Đơn vị công tác: trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự - huyện Krông Búk.

+ Ngày vào Đảng: 25 tháng 9 năm 2006.

- Hồ sơ kèm theo Tờ trình này, gồm:

+ Báo cáo tự nhận xét, đánh giá thực hiện chức trách, nhiệm trong thời gian giữ chức vụ;

+ Biên bản họp HĐSP (Sao trích);

+ Phiếu tín nhiệm đề nghị bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng, có bì niêm phong;

+ Biên bản kiểm phiếu;

+ Bản kê khai tài sản;

+ Bằng Tốt nghiệp Đại học sư phạm phô tô công chứng;

+ Chứng chỉ quản lý giáo dục phô tô công chứng;

+ Lý lịch theo mẫu 2ª BNV;

+ Quyết định số 3174/QĐ-UBND ngày 04/7/2008 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk về việc bổ nhiệm Cán bộ quản lý trường học đối với bà Nguyễn Thị Phương Thanh.

Kính trình Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk xem xét, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng đối với Bà Nguyễn Thị Phương Thanh theo quy trình hiện hành./.

Nơi nhận:   

- Như kính gửi;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Các mẫu tờ trình bổ nhiệm!

Ngày:11/07/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM