Mẫu Đơn xin việc chuẩn thu hút nhà tuyển dụng năm 2020
Trước khi nhà tuyển dụng tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn các ứng viên, Đơn xin việc chính là yếu tố đầu tiên khiến nhà tuyển dụng chú ý tới khi xem xét hồ sơ và đi đến quyết định tuyển dụng. Dưới đây là một số mẫu đơn xin việc thông dung nhất năm 2020 mà eLib muốn chia sẻ đến bạn, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
Có cần phải viết một mẫu đơn xin việc khi ứng tuyển vào công ty hay không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi đang có nhu cầu tìm việc làm. Nhiều bạn nghĩ chỉ cần 1 bản CV xin việc là đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng. Nhưng với tỉ lệ cạnh tranh cao, 1 bản CV chỉ toàn những thông tin lạnh sẽ không thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Những nhà tuyển dụng nhận sự chuyên nghiệp khi nhận được hồ sơ của ứng viên, trước hết họ sẽ đọc Đơn xin việc rồi mới đến bản Curriculum Vitae (CV).
Để giúp bạn nổ bật hơn so với hàng ngàn ứng viên khác, eLib sẽ hướng dẫn các bạn cách viết đơn xin việc chuẩn nhất được các chuyên gia tuyển dụng đánh giá cao.
1. Đơn xin việc là gì?
Đơn xin việc dịch sang tiếng Anh là "Job application" hay còn gọi với nhiều tên gọi khác như: "Thư xin việc", "Thư ứng tuyển"… là một loại giấy tờ thường được đính kèm trong bộ hồ sơ xin việc dành cho những người đang tìm việc làm, có nhu cầu tham gia tuyển dụng.
Khi đi xin việc chúng ta có thể dùng đơn xin việc viết tay, hoặc đơn xin việc đánh máy và (bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh). Trong phần nội dung của đơn xin việc, người tìm việc sẽ trình bày về nguyện vọng của bản thân tại sao muốn ứng tuyển vào công ty, thể hiện các kiến thức và kỹ năng mà mình có để đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Tác dụng của đơn xin việc là gì?
Thu hút nhà tuyển dụng:
- Hầu hết Nhà tuyển dụng đều mở thư xin việc ra xem trước khi xem các loại giấy tờ liên quan đến ứng viên như: sơ yếu lý lịch, hay bằng cấp của bạn trong bộ hồ sơ xin việc.
- Bằng chứng là một cuộc khảo sát thì có hơn 80% nhà tuyển dụng xem thư xin việc là cơ sở quan trọng để khiến họ hứng thú với CV của bạn.
Thể hiện được các kỹ năng bản thân:
Bạn sẽ giật mình nếu biết 65% nhà tuyển dụng không có thiện cảm với những bộ hồ sơ không có thư xin việc. Khiến cho rất dễ bộ hồ sơ của bạn bị rơi ngay vào sọt rác trước khi được đọc. Bởi lá thư xin việc nó có tác dụng sau:
- Chứng minh ứng viên đã quan tâm đến chi tiết công việc đang ứng tuyển, và làm theo đầy đủ các bước mà thông tin tuyển dụng yêu cầu
- Thể hiện được mong muốn của ứng viên với vị trí làm việc sắp tới.
- Cho thấy sự phấn đấu và mong muốn đóng góp khi được nhận vào công ty
- Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy kỹ năng viết và kỹ năng giao tiếp của ứng viên
- Đôi khi đó cũng là một bài test nhỏ của nhà tuyển dụng để biết được điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên. Và xem đức tính cẩn thận của ứng viên đến đâu.
3. Các loại hình đơn xin việc thông dụng hiện nay
3.1 Đơn xin việc viết tay
Đơn xin việc viết tay là lá đơn mà người đi xin việc hoàn thiện bằng tay, thực hiện thông qua việc sử dụng bút mực và giấy trắng để hoàn thiện, qua ngôn ngữ hành văn và nét chữ của bản thân để nói lên nguyện vọng muốn tham gia ứng tuyến vào công ty.
Mẫu Đơn xin việc viết tay:
3.2 Đơn xin việc đánh máy
Mẫu đơn xin việc đánh máy là 1 trong những hình thức viết đơn xin việc mà người viết dùng các công cụ như word, note để viết trên máy tính hoặc điện thoại.
Lưu ý khi tạo đơn xin việc đánh máy chúng ta cần phải đảm phải có 1 chút kĩ năng về tin học văn phòng để có thể tạo ra 1 bản đơn xin việc đúng chuẩn về kích thước cũng như đồng nhất về font chứ tránh thiết kế lệch lạc bạn sẽ rất dễ bị mất điểm trong mắt Nhà tuyển dụng.
Mẫu Đơn xin việc đánh máy:
3. Đơn xin việc bằng Tiếng Anh
Đơn xin việc Tiếng Anh hay “Cover letter” hoặc “Job Application” được viết khi bạn đang muốn ứng tuyển vào các công ty nước ngoài hoặc một số doanh nghiệp cổ phần nước ngoài tại Việt Nam.
Mẫu Đơn xin việc bằng Tiếng Anh:
4. Bố cục của mẫu đơn xin việc cơ bản độc đáo
Đơn xin việc hay phải có bố cục rõ ràng, gồm 3 phần. Mỗi phần có một nhiệm vụ riêng. Sau đây sẽ trình bày rõ nhiệm vụ của từng phần và hướng dẫn viết đơn xin việc theo từng phần.
Phần 1: Mở đầu đơn xin việc
- Thông tin của bạn: Họ tên, địa chỉ, năm sinh, số điện thoại
- Ngày làm đơn ứng tuyển
- Lời chào đầu thư: Bạn cần có lời chào đầu thư. Cách viết lời chào đầu thư phụ thuộc vào thông tin bạn có về công ty bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ: Dear Mr/ Ms tên của người bạn gửi đến,. Nếu bạn không có thông tin về họ thì có thể viết: Dear Hiring Manager,. (Tên liên lạc của người tuyển dụng, Vị trí của người tuyển dụng, Tên công ty, Địa chỉ công ty)
Phần 2: Nội dung của đơn xin việc
- Đoạn 1: Nêu về vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển và bạn biết đến thông tin tuyển dụng từ đâu.
- Đọan 2: Tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng khi đọc đơn xin việc của bạn. Viết ngắn gọn, nhưng đảm bảo rõ ràng và mạch lạc vì nhà tuyển dụng sẽ thông qua đây để đánh giá kỹ năng viết của bạn.
- Viết những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp tới công việc bạn đang ứng tuyển.
- Giải thích tại sao bạn quan tâm tới công việc và lý do bạn ứng tuyển.
Lưu ý: không liệt kê quá nhiều kỹ năng, kinh nghiệm không liên qua tới công việc. Vì nếu liệt kê như vậy nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đang kể lể và sẽ không để lại ấn tượng. Để bản cover letter gây hấp dẫn hơn, bạn có thể thêm các con số để diễn tả những gì bạn đã đạt được.
Phần 3: Kết thúc đơn xin việc
- Nhấn mạnh lại kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí công ty đang cần tuyển.
- Thể hiện sự mong muốn có một cuộc phỏng vấn và mong sớm nhận được phản hồi.
- Đề nghị nhà tuyển dụng đọc CV của bạn.
- Gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng.
- Ký thư: Trân trọng! và ghi đầy đủ họ tên của bạn.
Mẫu Đơn xin việc đơn giản:
Một Lá đơn xin việc viết một cách chuyên nghiệp đó chính là một phần không thể thiếu trong một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh.
5. Các lưu ý khi viết đơn xin việc
Đơn xin việc thì hầu hết đều có mẫu chung: trình bày họ tên, tuổi, kinh nghiệm, bày tỏ mong muốn làm việc… Tuy nhiên, muốn được nhà tuyển dụng chú ý thì cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Khi liệt kê bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn thì phải trình bày đơn giản, ngắn gọn, tránh viết lủng củng, dài dòng lặp đi lặp lại. Với nhà tuyển dụng, việc liệt kê quá nhiều khiến họ không thể chú ý được vào trọng tâm ưu điểm của bạn;
- Nếu trước đây bạn đã “nhảy” việc quá nhiều thì đừng "dại" liệt kê hết ra. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không gắn bó được lâu dài với công việc, và vì thế sẽ đánh tụt điểm của bạn xuống;
- Khi trình bày, cần thể hiện sự tự tin cũng như tha thiết mong muốn hồi âm từ phía nhà tuyển dụng;
- Phải thể hiện được sự yêu thích, say mê đối với vị trí đang dự tuyển;
- Chỉ nên trình bày Đơn xin việc trên 01 mặt giấy A4 với font chữ dễ đọc, thông dụng;
- Tuyệt đối đừng viết sai chính tả hay viết sai ngữ pháp;
- Hạn chế các tính từ, sử dụng nhiều động từ. Càng “đao to, búa lớn”, hoa mỹ, bay bổng càng khó kết nối, tạo sự đồng cảm với nhà tuyển dụng.
- Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì có thể nhấn mạnh đến các công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, điểm mạnh của bản thân hoặc nếu bạn có một bảng điểm đẹp, hãy khéo léo làm nhà tuyển dụng chú ý đến nó.
- Các ứng viên nên viết đơn xin việc bằng tay thay vì sử dụng các mẫu đơn xin việc có sẵn. Vì thông qua đơn xin việc viết tay, ứng viên có thể show ra được những cá tính, năng khiếu, sở thích của mình.
6. Trả lời các câu hỏi thường gặp khi viết đơn xin việc
Đơn xin việc kính gửi ai?
Thông thường khi viết đơn ứng tuyển tại bất kể công ty nào đó thì ta thường kính gửi trực tiếp người phụ trách tuyển dụng của phòng nhân sự, của công ty đang có nhu cầu tuyển dụng. Bạn cần phải chú ý đến tên người nhận việc này cần phải điền chính xác nếu không đơn xin việc rất dễ bị loại ngay “Từ vòng gửi xe”.
Để biết chính xác tên người phụ trách tuyển dụng bạn có thể tham khảo qua các tin đăng đăng tuyển dụng, hoặc thông qua website hoặc fanpage của công ty đều có thông tin của bộ phận tuyển dụng.
Đơn xin việc có cần công chứng không?
Khác với các loại giấy tờ khác cần phải có sự xác nhận của người có thẩm quyền như sổ hộ khẩu hoặc sơ yếu lý lịch. Còn đối với đơn ứng tuyển không cần phải công chứng khi bạn ứng tuyển vào công việc mình yêu thích.
Việc bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ vị trí tuyển dụng xem lại những điểm mạnh của mình có phù hợp với vị trí đó không và thể hiện điểm mạnh của mình trên đơn xin việc để tăng thêm cơ hội trúng tuyển.
Đơn xin việc có cần dán ảnh không?
Tùy vào yêu cầu của từng công ty khác nhau nên bạn có thể lựa chọn dán ảnh hoặc không dán ảnh theo yêu cầu. Tuy nhiên ở cv và sơ yếu lý lịch phải có ảnh nên bạn nên chuẩn bị khoảng 5-10 cái ảnh 3x4 và 4x6 trước khi xin việc.
Nên ghi điểm mạnh điểm yếu gì trong đơn ứng tuyển?
Không có 1 form chuẩn nào cho việc ghi điểm mạnh điểm yếu trong đơn ứng tuyển. Đừng mong có thể qua mặt được người tuyển dụng qua một vài câu nói nhà tuyển dụng với kinh nghiệm lâu năm họ sẽ dễ dàng phát hiện ra và chào tạm biệt ngay từ buổi đầu tiên.
Việc bạn cần làm đó là tìm hiểu thật kỹ yêu cầu công việc và môi trường làm việc có phù hợp với các tố chất của bản thân hay không và ghi vào đơn ứng tuyển 1 cách trung thực.
Nộp đơn ứng tuyển qua Email như thế nào cho đúng chuẩn?
Để có viết và nộp đơn ứng tuyển qua email cho đúng chuẩn bạn cần chú ý những điều sau:
- Địa chỉ email cần nghiêm túc có thể sử dụng các tên dễ nhớ ví dụ như tên của mình. Tránh sử dụng các địa chỉ email teen như congchuaxinhdep@…,boycodon@….
- Cần một chữ ký nghiêm túc và chuyên nghiệp
- Tránh gửi email đến nhiều địa chỉ khác nhau
- Tiêu đề của email cần đồng nhất với vị trí đang ứng tuyển.
- Khi gửi thêm file đính kèm bạn cần đặt tên rõ ràng để thể hiện đúng mục đích
- Cuối cùng chuẩn bị nội dung Thư xin việc qua email thật tốt.
7. 15 mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng năm 2020
Trước khi nhà tuyển dụng tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn các ứng viên, Đơn xin việc chính là yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng chú ý tới khi xem xét và quyết định tuyển dụng. Dưới đây là 15 mẫu Đơn xin việc thông dụng cho một số ngành nghề năm 2020 mà eLib muốn chia sẻ đến bạn. Cùng tham khảo ngay nhé!
7.1 Mẫu Đơn xin việc ngắn gọn năm 2020
7.2 Mẫu đơn xin việc cho Kĩ sư cơ khí
7.3 Mẫu đơn xin việc cho Kĩ sư sản xuất
7.4 Mẫu đơn xin việc cho Kĩ sư xây dựng
7.5 Mẫu đơn xin việc cho Lập trình viên PHP
7.6 Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Kế toán
7.7 Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Marketing
7.8 Mẫu đơn xin việc cho nhân viên QC thực phẩm
7.9 Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Sale
7.10 Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Xuất nhập khẩu
7.11 Mẫu đơn xin việc cho Thông dịch viên tiếng Nhật
7.12 Mẫu đơn xin việc cho nhân viên điều dưỡng
7.13 Đơn xin việc cho Giáo viên mầm non
7.14 Đơn xin việc cho nhân viên lái xe
7.15 Đơn xin việc cho nhân viên bán thời gian
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu Mẫu Đơn xin việc chuẩn thu hút nhà tuyển dụng năm 2020 ---
Tham khảo thêm
- docx Mẫu Đơn xin việc tiếng Anh chuẩn năm 2020
- docx Mẫu Đơn xin việc dành cho Biên dịch/Phiên dịch viên
- docx Mẫu đơn xin việc dành cho nhân viên Xuất nhập khẩu
- docx Mẫu đơn xin việc dành cho nhân viên Công nghệ thực phẩm
- docx Mẫu đơn xin việc dành cho Lập trình viên PHP
- docx Mẫu đơn xin việc dành cho Kỹ sư xây dựng
- docx Mẫu đơn xin việc dành cho Kiến trúc sư
- docx Mẫu đơn xin việc dành cho nhân viên kinh doanh
- docx Mẫu đơn xin việc dành cho nhân viên kế toán