Bệnh mất ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ là khi bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Đây có thể là bệnh mãn tính, làm cho bạn không thể chợp mắt trong chốc lát dù bạn rất thèm ngủ. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Biện pháp nào khắc phục được bệnh? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Mất ngủ là bệnh gì?
Mất ngủ là khi bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Đây có thể là bệnh mãn tính, làm cho bạn không thể chợp mắt trong chốc lát dù bạn rất thèm ngủ. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, do đó ảnh hưởng đến năng suất hoạt động trong cả ngày hôm đấy.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất ngủ là gì?
Triệu chứng đặc trưng của mất ngủ là bạn rất khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác bạn dễ gặp phải là:
Khó ngủ vào ban đêm; Thức dậy vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm; Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ; Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày; Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu; Các vấn đề về chú ý, tập trung vào các nhiệm vụ hoặc ghi nhớ; Nhức đầu hay căng thẳng; Khó chịu dạ dày và ruột.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn không thể thực hiện các hoạt động thường ngày vì chứng mất ngủ, bạn cần phải gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân của vấn đề và cách điều trị.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ. Một số bệnh về tinh thần có thể gây mất ngủ như lo âu và trầm cảm. Ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh, những thói quen hàng ngày của bạn cũng có thể dẫn đến mất ngủ:
Stress: những vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống của bạn như việc học, việc làm, sức khỏe hoặc việc nhà có thể làm cho tâm trí luôn hoạt động dẫn đến việc mất ngủ; Lo lắng: lo lắng góp phần vào tình trạng mất ngủ vì nó có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn; Thói quen ngủ không tốt: thói quen ngủ không tốt có nghĩa là bạn đi ngủ thất thường, chơi game hay làm một số hoạt động thể chất kích thích ngay trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái, sử dụng giường của bạn cho các hoạt động khác nhiều hơn là ngủ và quan hệ tình dục; Caffeine, nicotine và rượu: dùng những đồ uống như vậy lúc chiều tối có thể làm cho bạn không thể ngủ vào buổi tối vì nicotine ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Rượu ngăn bạn đi sâu vào giấc ngủ và thường làm cho bạn thức dậy vào giữa đêm; Ăn quá nhiều vào buổi tối: nguyên nhân này làm cho bạn cảm thấy khó chịu trong người khi nằm xuống, gây khó khăn để ngủ. Bạn cũng có thể bị ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn, những điều này có thể làm cho bạn không ngủ được; Bệnh lý: các bệnh mà bạn đang mắc phải cũng có thể gây ra chứng mất ngủ của bạn, chẳng hạn như đau mãn tính (đau cơ xơ hóa và viêm khớp), khó thở (GERD và ợ nóng) hoặc nhu cầu phải đi tiểu thường xuyên (bệnh tiểu đường và tiểu đêm); Thuốc: một số loại thuốc có thể gây mất ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, corticoid hoặc các thuốc tăng huyết áp cũng như các loại thuốc không kê toa khác.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh mất ngủ?
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 27% bệnh nhân được khảo sát có tình trạng “khó ngủ”. Căn bệnh này ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới vì phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi và dễ bị lo âu và trầm cảm. Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi già sẽ dễ bị chứng mất ngủ hơn. Bệnh mất ngủ có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất ngủ là gì?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh mất ngủ, chẳng hạn như:
- Giới tính: phụ nữ dễ bị mất ngủ hơn đàn ông. Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh có thể đóng một vai trò nhất định trong vấn đề này;
- Tuổi: đặc biệt là khi bạn già hơn 60 tuổi vì những thay đổi trong mô hình giấc ngủ và sức khỏe, mất ngủ sẽ tăng theo độ tuổi;
- Các vấn đề tâm lý: nếu bạn có một rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực và rối loạn stress sau chấn thương;
- Công việc của bạn: có thể do bạn phải làm ca đêm hoặc thường xuyên tăng ca, từ đó dẫn đến mất ngủ;
- Đi du lịch: bạn có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nếu bạn đi du lịch đường dài. Đi du lịch qua nhiều múi giờ có thể gây mất ngủ.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh mất ngủ là gì?
Bác sĩ có thể hỏi một số câu để chẩn đoán tình trạng của bạn. Họ có thể yêu cầu bạn phải hoàn thành một bảng câu hỏi để xác định mô hình ngủ-thức của bạn và mức độ buồn ngủ của bạn vào ban ngày. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một cuốn nhật ký giấc ngủ để kiểm tra mô hình giấc ngủ của bạn.
Nếu bác sĩ nghi ngờ có nguyên nhân khác gây mất ngủ, họ sẽ đề nghị một vài xét nghiệm để xác định điều đó. Trong một số trường hợp và dựa trên các thiết bị, họ có thể yêu cầu theo dõi và ghi lại hoạt động cơ thể của bạn trong khi bạn ngủ, bao gồm sóng não, hơi thở, nhịp tim, cử động mắt và chuyển động cơ thể.
Những phương pháp nào dùng trong điều trị bệnh mất ngủ?
Bạn có thể cần phải điều chỉnh thói quen ngủ của mình và thay đổi một số thuốc đang dùng để khôi phục lại giấc ngủ. Bác sĩ có thể giới thiệu với bạn các phương pháp điều trị hành vi để bạn có thể học về “kỹ thuật ngủ” và cách để cải thiện môi trường ngủ của bạn.
Nếu những cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để giúp thư giãn và ngủ dễ hơn. Bạn có thể được kê các loại thuốc ngủ như zolpidem (Ambien), eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata) hoặc ramelteon (Rozerem) để giúp bạn có được giấc ngủ. Tuy nhiên, các loại thuốc ngủ được xem như là sự lựa chọn cuối cùng, do đó bạn cần phải biết rằng loại thuốc nào chỉ nên sử dụng ngắn hạn, loại nào có thể sử dụng lâu dài.
Bác sĩ có thể cho bạn thuốc ngủ không kê đơn. Những loại thuốc này có chứa chất kháng histamin có thể làm cho bạn buồn ngủ nhưng nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mất ngủ?
Bạn nên có các lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục dưới đây để đối phó với bệnh mất ngủ:
Tập thể dục và năng động hơn; Kiểm tra lại thuốc của bạn: nếu bạn dùng thuốc thường xuyên, hãy để bác sĩ kiểm tra xem có loại nào góp phần gây ra chứng mất ngủ của bạn hay không; Tránh hoặc hạn chế những giấc ngủ trưa: một giấc ngủ trưa không quá 30 phút là hoàn hảo và đừng ngủ trưa sau 3 giờ chiều; Tránh hoặc hạn chế caffeine, cồn và không sử dụng nicotine; Tránh ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh mất ngủ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh rối loạn giấc ngủ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóng đè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chậm phát triển tâm thần - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chán ăn thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ăn cắp vặt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng sợ khoảng rộng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Stockholm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ám ảnh sợ hãi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ám ảnh chuyên biệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Catatonia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Ganser - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau đầu căng thẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Jet lag - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lo âu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất phương hướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mê sảng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ngoại tháp - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn giấc ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn giải thể nhân cách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn hoảng sợ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn Jumping Frenchmen of Maine - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lo âu chia ly - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lo âu xã hội - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lưỡng cực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn nhân cách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tâm trạng do sử dụng thuốc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn triệu chứng thực thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tâm thần phân liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm theo mùa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự gây thương tích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị