Luận văn ThS: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Mục tiêu chính của luận văn là vận dụng kiến thức cơ bản về marketing nói chung, marketing dịch vụ nói riêng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing dịch vụ trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Luận văn ThS: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực trạng phát triển dịch vụ trì trệ nói trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, song một trong những nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam chưa chú trọng đến vận dụng marketing dịch vụ vào kinh doanh dịch vụ. Do đó, việc đánh giá thực trạng vận dụng marketing dịch vụ trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam để tìm ra nguyên nhân, qua đó đề xuất những giải pháp markeitng nhằm thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ là yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, Tác giả chọn đề tài “Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài Luận văn thạc sỹ.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua vận dụng kiến thức cơ bản về marketing nói chung, marketing dịch vụ nói riêng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing dịch vụ trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là cơ sở lý luận của marketing dịch vụ và thực trạng hoạt động marketing dịch vụ trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Do lĩnh vực dịch vụ rất phong phú và đa dạng, nên đề tài tập trung nghiên cứu dịch vụ du lịch, viễn thông và tài chính. Về khung thời gian, đề tài giới hạn nghiên cứu thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.4  Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh

Phương pháp điều tra mẫu

1.5 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về dịch vụ và thương mại dịch vụ ở những góc độ khác nhau như xuất khẩu dịch vụ, hoàn thiện pháp luật thương mại dịch vụ để thích ứng với các định chế kinh tế quốc tế... Song tới nay, chƣa có nghiên cứu nào về thương mại dịch vụ dưới góc độ marketing. Do vậy, nội dung nghiên cứu của Luận văn là vấn đề mới.

2. Nội dung

2.1 Khái niệm chung về marketing dịch vụ

Dịch vụ và thương mại dịch vụ

Marketing dịch vụ

2.2 Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ vào hoạt động thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam

Thực trạng phát triển thương mại dịch vụ trong thời kỳ đổi mới

Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam

Những vấn đề đặt ra đối với việc vận dụng marketing dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

2.3 Những giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh phát triển thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Xu thế phát triển thương mại dịch vụ trên thế giới 

Cơ hội và thách thức đối với phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 

Mục tiêu, phương hướng phát triển thương mại dịch vụ ở Viẹt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2010

3. Kết luận

Luận văn góp phần hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về dịch vụ, thƣơng mại dịch vụ và marketing dịch vụ; làm rõ marketing dịch vụ là một bộ phận của marketing. Mối quan hệ giữa marketing dịch vụ và marketing là quan hệ giữa cái riêng và cái chung, do đó marketing dịch vụ mang bản chất, chức năng của marketing, dựa trên những nguyên tắc, triết lý của marketing. Xuất phát từ tính chất đặc thù của dịch vụ, Luận văn làm rõ những bản chất, chức năng, đặc thù của marketing dịch vụ so với marketing hàng hóa; làm sáng tỏ các nội dung cơ bản của marketing dịch vụ nhƣ môi trƣờng marketing dịch vụ, phân đoạn thị trƣờng và định vị dịch vụ, marketing- mix dịch vụ. Đây là những vấn đề cơ bản về marketing dịch vụ và hết sức cần thiết để vận dụng marketing dịch vụ trong thực tiễn kinh doanh dịch vụ. 

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Thương mại (1999), Xu hướng phát triển và định hướng tổ chức quản lý nhà nước các dịch vụ thương mại ở Việt Nam đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học 96-78-102, Hà Nội.

Thái Bá Cần, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Tài chính, Hà Nội.

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (2003), Nghiên cứu chiến lược xúc tiến FDI tại Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội.  Lê Đăng Doanh (2005), “Tầm quan trọng của ngành dịch vụ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 2), tr.3 - 17.

Bùi Hữu Đạo (2003), “Xây dựng thƣơng hiệu công cụ nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM